Huyện Đông Anh là một trong những địa bàn có thế mạnh về làng nghề truyền thống của TP Hà Nội, trong đó đặc biệt là nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ. Theo Phòng Kinh tế huyện Đông Anh, các làng nghề gỗ mỹ nghệ tập trung ở 4 xã: Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú và Thụy Lâm với khoảng 5.000 hộ sản xuất, hơn 10.000 lao động, hàng năm đạt giá trị sản xuất khoảng 1.500 tỷ đồng

Hiện nay, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các làng nghề đã áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bên cạnh đó, vẫn còn những nghệ nhân miệt mài cầm những chiếc đục, tỉa,…tỉ mỉ tạo ra những tượng gỗ chạm khắc thủ công mang tính nghệ thuật cao.

Anh Đỗ Văn Cường là một trong nghệ nhân nổi tiếng trong tấm gương tiêu biểu trong ngành thủ công mỹ nghệ. Sinh ra trong một gia đình có nghề mộc truyền thống, với đôi bàn tay khéo léo, khối óc sáng tạo và lòng tâm huyết, anh Đỗ Văn Cường (sinh năm 1979), chủ cơ sở Gỗ mỹ nghệ Hiệp Sỹ, thôn Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đã tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, góp phần đưa sản phẩm làng nghề vượt ra khỏi lũy tre làng, được nhiều người biết đến.

Nghệ nhân Đỗ Văn Cường đam mê sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật. Ảnh: Đỗ Cường

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, anh Đỗ Văn Cường đã xác định theo nghề truyền thống của cha ông. Vì vậy, ít năm sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh thành lập cơ sở Gỗ mỹ nghệ Hiệp Sỹ chuyên cung cấp các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Một số tác phẩm của nghệ nhân Đỗ Văn Cường tham gia dự thi chương trình OCOP năm 2022

“Khi bắt tay vào thực hiện, tôi gặp không ít khó khăn, đặc biệt là về vốn, mẫu mã và đầu ra cho sản phẩm”, anh Đỗ Văn Cường chia sẻ. Trăn trở, nung nấu và khẳng định, chỉ bằng cách tìm con đường đi riêng, phải nắm bắt nhu cầu của thị trường mới trụ vững được trên thương trường; từ đó, anh ngày đêm tìm tòi, sáng tạo những mẫu mã gần gũi với đời sống, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nhưng độc đáo và mang tính nghệ thuật cao. Anh là người đầu tiên sáng tạo và đưa ra thị trường sản phẩm điêu khắc gỗ quả mít, hoa sen mùa thu. Với bàn tay khéo léo, những gai mít được chạm, khắc tinh tế khiến người xem không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ.

Không chỉ được gọi với cái danh xưng như Nghệ nhân, anh Trần Văn Tân còn được những người trong nghề gọi với cái tên thân mật là “Người thổi hồn vào gỗ”. Ở làng Dục Tú nhiều hộ dân chuyên sản xuất đồ mộc thờ cúng. Để có được những sản phẩm thờ cúng chạm khắc tinh xảo, người thợ không chỉ cần sự khéo léo mà còn phải am hiểu về lịch sử, văn hóa truyền thống. Trong câu chuyện với người dân làng nghề, chúng tôi được anh Tân cho biết, để tạo ra một bức tượng, khó nhất là “đổ diện tượng” – đục khuôn mặt tượng. Việc này đòi hỏi người thợ phải làm ra được “thần thái” của nhân vật định tạo tác.

Nghệ nhân Trần Văn Tân tỉ mỉ chạm khắc từng chi tiết. Nguồn: Trần Tân

Nghệ nhân Trần Văn Tân có 2 sản phẩm dự thi OCOP năm 2022 là “Song ngưu sinh tài” và “Đại thế chí bồ tát” bày tỏ mong muốn sản phẩm được chứng nhận để nghề của làng được nhiều người biết đến, từ đó mở rộng hơn thị trường tiêu thụ…

Với mong muốn giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của cha ông để lại. Ông Lê Văn Đồng ở thôn Vân Điềm, xã Vân Hà, huyện Đông Anh đã học hỏi nghề chạm khắc gỗ từ hồi đang ngồi trên ghế nhà trường. Được truyền cảm hứng nghệ thuật từ cha ông về những bức tượng gỗ chạm khắc tỉ mỉ bằng tay, ông Đồng đã tạo ra được những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao, được khách hàng vô cùng yêu thích như Tháp xông trầm đế sen, Tượng phật Chuẩn Đề, Tượng phật A Di Đà, Đĩa song điểu uyên ương, Bức tranh phù dung,…

Ông Lê Văn Đồng miệt mài ngày đêm bên những tác phẩm

 Lê Văn Đồng là một trong những tấm gương nổi bật của Làng nghề Vân Điềm ngày càng phát triển, đời sống của người dân khấm khá hơn đã và đang góp phần giúp xã Vân Hà hoàn thành xây dựng nông thôn mới, diện mạo làng quê ngày càng khang trang, hiện đại. Đáng quý hơn, việc những nghệ nhân, thợ giỏi của làng hằng ngày truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ không chỉ giúp người dân giữ nghề truyền thống mà còn khiến danh tiếng làng nghề ngày càng được nhiều người biết đến, đưa sản phẩm truyền thống của người thợ Vân Điềm góp mặt nhiều hơn ở thị trường trong nước và thế giới.

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân thuộc các làng nghề truyền thống tại các xã Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú, Thụy Lâm là một trong những sản phẩm thế mạnh của huyện Đông Anh. Để tiếp tục phát huy lợi thế từ làng nghề truyền thống, làm đòn bẩy cho phát triển kinh tế làng nghề, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm OCOP, hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP được công nhận. Ngoài ra, sẽ tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại; mở rộng hợp tác sản xuất; thúc đẩy phát triển thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm làng nghề.

Checkvn – Nền tảng Số phát minh của người Việt

Chia sẻ bài viết

Tôm Việt Nam tăng mạnh thị phần ở Hà Lan
Hành trình 'cam Sài Gòn' bén duyên đất Nam Đông

Bài viết mới nhất