Ngày 26/8 Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng qua hệ thống siêu thị”. Tham dự tọa đàm có lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội, Sở NN&PTNT Hà Nội, đại diện một số hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội và chủ thể OCOP.
PGS.TS Nguyễn Thành Lợi – Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị đánh giá, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực địa phương và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Chương trình này ra đời với 3 mục tiêu. Đó là: Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân; và Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tại Hà Nội, sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao.
Ông Phạm Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cho biết, Hà Nội là một trong những địa phương được đánh giá “đầu tàu” trong triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Qua 15 năm triển khai thực hiện trên địa bàn Thành phố, Ban chỉ đạo các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể đã tập trung chỉ đạo toàn diện công tác thông tin, tuyên truyền với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả. Thông qua đó, tạo sức lan tỏa, từng bước xây dựng được nét văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam nói chung, của Thủ đô nói riêng.
Các ngành, các thành viên Ban chỉ đạo đã có nhiều hoạt động hỗ trợ đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng, tổ chức các hoạt động về liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung – cầu hàng hóa giữa TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố; giới thiệu, kết nối nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP, sản phẩm mùa vụ, có khó khăn trong việc tiêu thụ… của các tỉnh, thành phố vào các kênh phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm…; phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố đến các quận, huyện, thị xã..; góp phần tích cực vào việc kích cầu tiêu dùng nội địa, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp hàng Việt, góp phần thúc đẩy Thủ đô phát triển.
Dù “dấu ấn” OCOP đã tương đối rõ, tuy nhiên, việc tiêu thụ các sản phẩm này cũng còn những khó khăn nhất định. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là bởi sản phẩm chế biến còn ít, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ dẫn tới sức cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế.
Ông Nguyễn Thế Hiệp – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Sở Công Thương Hà Nội cùng với MTTQ Thành phố và các sở ngành đã tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tôn vinh doanh nghiệp, nhà sản xuất có sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao.
Hạ tầng thương mại của TP Hà Nội hiện nay được phát triển mạnh mẽ, với nhiều hệ thống phân phối lớn của các nước đầu tư, mở rộng (Aeon, Lotte, Fujimart, BigC…) và những doanh nghiệp phân phối lớn trong nước như Winmart, Coopmart… với 29 trung tâm thương mại, 130 siêu thị, 455 chợ truyền thống, trên 2.000 cửa hàng tiện ích; 1.085 cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn; 107 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, trên 400 sàn thương mại điện tử… hàng năm hỗ trợ kết nối, tiêu thụ khoảng 500.000 tấn sản phẩm nông sản, OCOP từ các tỉnh, thành phố phục vụ cân đối cung cầu trên địa bàn Thủ đô.
Thời gian qua, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và tôn vinh sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, tổ chức hội chợ “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”. Hội chợ nhằm quảng bá, tuyên truyền sản phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm hàng hóa tới người tiêu dùng; hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu Việt tới người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Sở Công Thương tổ chức chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”.
Bài viết mới nhất
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm
admin2024-09-17T13:12:55+07:00
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gố ...
Chống giả trong thương mại điện tử
admin2024-09-11T14:32:37+07:00
Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả và hà ...
Cứ mùa mưa đến, loại đặc sản mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang
admin2024-09-11T08:59:57+07:00
Mưa đến, cũng là thời điểm nhà vườn ở núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh ...
CheckVN: Giải pháp chống giả điện tử hàng đầu tại Việt Nam
admin2024-09-04T16:25:17+07:00
Vấn nạn hàng giả tại Việt Nam Hàng giả, hàng nhái là vấn đề ngày ...