Kỹ sư Phan Minh Tiến, Start Up ở Cần Giờ, TP.HCM, chứng minh dừa nước chứa mật cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Kỹ sư Phan Minh Tiến theo đuổi ý tưởng “chuẩn hóa mật hoa dừa nước để lấy lại vị thế tài nguyên”.

Gọi là dừa nước, nhưng trái không có nước! Một loại dừa sinh trưởng trong đầm lầy được xác định niên đại đến 70 triệu năm về trước, đang được kỹ sư Phan Minh Tiến, Start Up ở Cần Giờ, TP.HCM, chứng minh chứa mật cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Đại dịch Covid-19, khó khăn trong sản xuất kinh doanh, vận chuyển như bao doanh nghiệp khác, nhưng kỹ sư Tiến đã tận dụng cơ hội sản xuất “3 tại chỗ” để tập trung xây dựng quy trình quản lý, đào tạo nội bộ – bên ngoài (học Online) để phát triển chuyên môn; và có thời gian nghiên cứu sản phẩm mới.

Từ năm 2019, thị trường biết đến “Mật dừa nước Ông Sáu” là sản phẩm mật tự nhiên do Công ty TNHH Phát triển Dừa nước Việt Nam (VIETNIPA) khai thác, chế biến từ mật dừa nước. Mô hình khai thác và chế biến sản phẩm từ mật dừa nước đã đạt giải Nhì trong cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Sáng tạo Thanh niên nông thôn do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm BSA tổ chức. Cũng trong năm 2019, mật dừa nước được công nhận là Sản phẩm Công nghiệp Nông thôn tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam kiểm nghiệm và xác định mật dừa nước có chỉ số đường huyết thấp (GI = 17), rất phù hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2. Bằng mọi giá phải giữ được giá trị “trời ban” từ muối khoáng cao, giàu vitamin và các axit amin thiết yếu giúp cơ thể cân bằng điện giải và gia tăng sức đề kháng, sản phẩm được cô đặc có thể pha chế hoặc chế biến với món ăn mang lại vị thơm ngon đậm đà, phù hợp mọi lứa tuổi, theo chia sẻ của kỹ sư Tiến.

“Người dân có thể gõ cuống dừa nước để tiết mật hằng ngày và được công ty thu mua với giá cao hơn rất nhiều so với thác lá dừa nước”, kỹ sư Tiến cho biết. “Từ khi biết cách khai thác mật từ cuống dừa nước, những người nông dân tại huyện Cần Giờ đã có thêm một nguồn thu nhập ổn định. Một hecta dừa nước có thể khai thác được 15 – 20 tấn mật/năm mà không tốn nhiều công chăm sóc”.

Thu hoạch được mật dừa nước đã khó, việc chế biến thành phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng càng khó hơn. Suốt từ năm 2019 cho đến năm 2021, dù mọi hoạt động căng thẳng do đại dịch, khó khăn tài chính…, VIETNIPA vẫn kiên trì hoàn thiện quy trình, chuẩn hóa sản phẩm.

Ngày 17/9/2021, Hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm của VIETNIPA được QUACERT đánh giá và xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và tiêu chuẩn HACCP. Chứng nhận của QUACERT được thừa nhận trên toàn thế giới thông qua sự công nhận của JAS – ANZ (Úc và New Zealand), thành viên sáng lập Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF).

Đến ngày 15/11/2021, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao chính thức chứng nhận sản phẩm của VIETNIPA đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao – Chuẩn Hội Nhập, các tiêu chí đánh giá này phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế của các tổ chức như Foodplus GmbH (Global GAP), FDA (Hoa Kỳ), BRC (Anh), IFS…

Đó là sự khẳng định uy tín, năng lực của đội ngũ VIETNIPA trong việc học hỏi, kiện toàn, giữ đúng cam kết với khách hàng về những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.

VIETNIPA tự tin với sản phẩm Mật dừa nước cô đặc – Dừa nước Ông Sáu.

Dừa nước từ năm thứ 4 hoặc thứ 5 (đơm hoa cho trái) có thể lấy mật, mỗi ngày 2 lần, dùng dao sạch cắt bỏ một lát mỏng 2mm trên đầu cuống để nhựa cây chảy ra liên tục, sản lượng có thể đạt 15 – 20 tấn/ha.Thời gian thu mật kéo dài trên 50 năm nếu biết cách khai thác, bảo tồn.

“Sản phẩm Mật dừa nước cô đặc – thương hiệu Dừa nước Ông Sáu – đã đến tay của nhiều khách hàng trên mọi miền đất nước”, kỹ sư Tiến nói. Từ dòng sản phẩm này, người nông dân sẽ không bỏ phí mà sẽ bảo vệ dừa nước tốt hơn, vừa cải thiện thu nhập vừa góp phần bảo vệ “lá phổi xanh” của TP.HCM, ngăn chặn nguy cơ sạt lở ở nhiều nơi. Từ tiềm lực phát triển dòng sản phẩm này, không gói gọn ở Cần Giờ mà Đồng bằng Sông Cửu Long cũng sẽ bảo vệ dừa nước, đem lại bất ngờ khác từ hệ sinh thái rừng dừa nước…

Nguồn bài viết: Xem chi tiết

Chia sẻ bài viết

An Giang ký thỏa thuận xuất khẩu 3 triệu tấn gạo sang Sierra Leone
Bộ Công Thương gia hạn điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Bài viết mới nhất