Chọn giống có hàm lượng dược tính, chất dinh dưỡng cao cũng chưa đủ; còn phải khảo sát điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước thích hợp để bảo đảm chất lượng nguồn dược liệu.

Doanh thu từ khổ qua rừng của công ty TNB ổn định 36 tỷ đồng/ năm.

Ông Lê Văn Tú, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP TNB Việt Nam (TP Cần Thơ) nói rằng ngay từ đầu, công ty TNB xác định vùng trồng dược liệu hơn 300ha tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau phải làm đúng chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu (GACP – Good Agricultural and Collection Practices) để chứng minh giá trị khác biệt của bộ sản phẩm từ khổ qua rừng MUDARU.

Ở khu ươm tạo, nhân giống khổ qua rừng thuần chủng 2ha thuộc quận Ô Môn ( TP Cần Thơ), làm đúng chuẩn mực từ khâu giống thực sự có ý nghĩa trước khi đưa giống thuần về Cà Mau trồng theo yêu cầu tinh chế. Ở cả hai nơi, chọn giống có hàm lượng dược tính, chất dinh dưỡng cao cũng chưa đủ; còn phải khảo sát điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước thích hợp để bảo đảm chất lượng nguồn dược liệu.

Năm 2018 – 2019, lô sản phẩm khổ qua rừng MUDARU đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Pháp và EU. 2 năm nay, đại dịch Covid-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng. Tìm cơ trong nguy, MUDARU có bộ sản phẩm đa dạng (trà, viên nang, kẹo…) tiện lợi cho người dùng. Sau đại dịch, MUDARU có thêm 20.000 khách hàng thường xuyên sử dụng như liệu pháp hỗ trợ điều trị cho bệnh tiểu đường và các bệnh về rối loạn chuyển hóa. Cuối năm ngoái, TNB ra mắt viên ngậm khổ qua rừng MUDARU, đánh dấu bước ngoặt khi dòng sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp.

Hiện nay, các hợp đồng xuất khẩu bắt đầu phục hồi, ông Tú cho biết để cộng đồng tham gia trồng dược liệu, công ty khuyến khích nông dân tham gia chuỗi cung ứng như vệ tinh hoặc cho thuê ruộng, rồi làm theo hướng dẫn của công ty. Nông dân cùng lúc có hai nguồn thu nhập từ cho thuê đất trồng dược liệu và có lương khi trực tiếp lao động chăm sóc dược liệu.

Trước đây, khó nhất là sự tuân thủ cam kết và lòng tin của người trực tiếp chăm sóc khu dược liệu. Khi công ty cam kết tiêu thụ nguyên liệu còn tươi, nông hộ cũng phải cam kết làm đúng tiêu chuẩn; bộ phận kiểm tra đất và nước sẽ lấy mẫu đi kiểm tra; phù hợp quy chuẩn về vi sinh, không nhiễm kim loại nặng thì công ty sẽ hỗ trợ cây giống, vật tư, kỹ thuật và giữ đúng cam kết bao tiêu sản phẩm. Mọi việc đều được trao đổi thẳng thắn, minh bạch ngay từ đầu. Với cách làm này, ngoài vùng trồng ở Cà Mau, nông dân ở Hậu Giang và Vĩnh Long đã tham gia mạng lưới kết nối mô hình mẫu 4ha dược liệu theo tiêu chuẩn GACP.

Mỗi ngày, nguồn cung nguyên liệu tươi khoảng 1 – 2 tấn. Khổ qua rừng được trồng, thu hoạch 2 mùa (nắng – mưa) có sự khác nhau do sự xuất hiện côn trùng. Thông qua cách chia sẻ biện pháp đèn bẫy côn trùng bằng chế phẩm sinh học tự làm từ gừng, sả, ớt…, các nông hộ tham gia chuỗi cung ứng có nguồn thu đa dạng trong khu vườn dược liệu.

Hợp đồng xuất khẩu MUDARU bắt đầu phục hồi

Sản phẩm MUDARU được phân phối trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee,  Voso…. và đã vượt qua quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt của Amazon và Alibaba. Đó là đáp số tích cực khi Công ty TNB đầu tư 9 tỷ đồng nâng cấp hệ thống sản xuất của nhà máy theo tiểu chuẩn ISO 22000:2018, chuẩn hóa vùng trồng theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất dược phẩm GMP (Good Manufacturing Practice). Các sản phẩm từ khổ qua rừng của TNB đều đạt được chứng nhận của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA Hoa Kỳ – Food and Drug Administration) và theo kế hoạch sắp tới sẽ có thêm trà cỏ ngọt MUDARU.

“Nếu không chuẩn hóa vùng nguyên liệu, ứng dụng công nghệ thích hợp, hiện đại hóa sản phẩm sẽ khó có bước đột phá khi đưa sản phẩm có dược tính ra thị trường”, anh Tú nói tiếp. Mục tiêu sắp tới của TNB là tiếp cận tiêu chuẩn bền vững Hàng Việt Nam Chất lượng cao – Chuẩn hội nhập.

“Những ngày đầu khởi nghiệp, trà khổ qua rừng dạng thô cho không ai thèm lấy, bán không ai mua”, anh Tú nhớ lại. Sau 2 năm tập trung nghiên cứu phát triển chuỗi sản phẩm khổ qua rừng, tới nay doanh thu từ khổ qua rừng ổn định 36 tỷ đồng/năm.

“Dùng thảo dược phòng và trị bệnh là cách ông bà đã làm từ xa xưa. Hiện nay, có trên 12.000 loại thảo dược được định danh trong khi mỗi ngày nghe người bệnh thiếu thuốc thì thật nghịch lý. TNB sẽ mở rộng nghiên cứu thảo dược cả chiều rộng lẫn chiều sâu”, anh Tú nói.

Nguồn bài viết: Xem chi tiết

Chia sẻ bài viết

Cung không đủ cầu, giá gạo ST25 xuất khẩu lên đến hơn 1.000 USD/tấn
Đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh 'bão giá'

Bài viết mới nhất