Từ khi công nghệ sinh học đã có đóng góp lớn vào ngành nông nghiệp, định kiến làm nông nghiệp là chỉ ra ruộng đã không còn nữa; mà đã bay cao, bay xa…

Tại buổi hội thảo “Công nghệ sinh học, những đóng góp trong nền kinh tế sinh học dựa trên tri thức và những định hướng trong tương lai” do Trường Đại học Quang Trung (Bình Định) tổ chức mới đây.

TS Trần Thanh Thu, giảng viên cơ hữu Đại học Quang Trung, đã giới thiệu khái niệm về nền kinh tế sinh học dựa trên tri thức; những hướng phát triển về công nghệ sinh học được đặc biệt quan tâm trong thời gian tới.

Các lĩnh vực chính của công nghệ sinh học gồm: Nông nghiệp, dinh dưỡng, vùng sa mạc và khô cằn, sinh vật biển và thủy sinh, môi trường y học và sức khỏe con người, công nghiệp, tin sinh học-máy tính và công nghệ chip, luật-đạo đức sinh học và các vấn đề triết học…

TS Trần Thanh Thu thuyết trình tại hội thảo

Theo TS Thu, công nghệ sinh học trong nông nghiệp đã tạo ra những giống cây trồng mới, các loại phân bón và thuốc trừ sâu sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn. Ngoài ra, công nghệ sinh học trong nhiều lĩnh vực khác cũng có liên quan đến nông nghiệp như công nghệ sinh học dinh dưỡng, lĩnh vực này chú trọng đến việc cải thiện sản phẩm trong chế biến thực phẩm, tạo ra những sản phẩm giàu dinh dưỡng, làm giảm dị ứng thực phẩm.

Công nghệ sinh học trong lĩnh vực vùng sa mạc và khô cằn cũng liên quan mật thiết đến nông nghiệp. TS Thu khẳng định công nghệ sinh học áp dụng trong lĩnh vực vùng sa mạc và khô cằn sẽ được áp dụng mạnh mẽ trong thời gian tới đây, bởi nó sẽ cho ra đời những giống cây trồng chịu hạn, chịu mặn để thích ứng với bối cảnh biến đổi khí hậu.

Cải xoong trồng trong vườn thực nghiệm của Đại học Quang Trung

“Công nghệ sinh học đã được con người áp dụng từ xa xưa, đó là cách thuần hóa vật nuôi, chọn giống lai tạo và nuôi trồng thực vật, lên men các loại dưa, nước chấm, sản xuất đồ uống có cồn.

Công nghệ sinh học trong thời hiện đại là những kỹ thuật chuyển gen, nuôi cấy mô, công nghệ tế bào, sản xuất thuốc, chữa bệnh áp dụng công nghệ gen, liệu pháp gen… Mục đích của công nghệ sinh học là giúp cải thiện đời sống và giữ gìn sức khỏe con người, an toàn lương thực, phát triển và bảo vệ môi trường”, TS Trần Thanh Thu nói.

Cũng theo TS Thu, công nghệ sinh học ngày càng có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, lực lượng lao động trong lĩnh vực này cần có trình độ và kỹ năng tốt, thế nhưng công tác hướng nghiệp lĩnh vực công nghệ sinh học cho học sinh phổ thông hiện nay còn rất kém.

Dưa tưới trồng trong vườn thực nghiệm của Đại học Quang Trung

Công nghệ sinh học là lĩnh vực còn khá mơ hồ với nhiều người, nhất là học sinh phổ thông. Khi đưa thông tin đến với đối tượng học sinh cần phải minh họa những hình ảnh thực tế. Phải làm cho học sinh hiểu công nghệ sinh học không phải là “chuyện trên trời”, mà là những thứ xung quanh ta như: Bia, dưa cà, hoa tuy líp…

Nguồn bài viết: Xem chi tiết

Chia sẻ bài viết

Xuất khẩu tôm sang Mỹ và Trung Quốc giảm sâu trong tháng 7
Quảng Ninh tham vọng 8.000 tỷ đồng từ nuôi biển

Bài viết mới nhất