Nông nghiệp là một trong những ngành trọng điểm, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, nông nghiệp luôn phải đối mặt với những thách thức như thiên tai, dịch bệnh, giá vật tư nông nghiệp tăng, đầu ra nông sản bấp bênh khiến mức tăng trưởng kinh tế của ngành nông nghiệp bị sụt giảm.

Năm 2021, đứng trước những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, các cửa khẩu Trung Quốc lần lượt bị đóng cửa, nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc bị ùn tắc tại cửa khẩu, các mặt hàng trái cây tươi, nông sản xuất khẩu lập tức rớt giá không phanh. Cụ thể, hiện thanh long ruột đỏ xuất khẩu tại Đồng Nai đang được thu mua với giá khoảng 30 ngàn đồng/kg vào tháng trước thì nay rớt chỉ còn 5-6 ngàn đồng/kg; xoài Đài Loan đang có giá 30-35 ngàn đồng/kg thì nay thương lái tạm ngưng thu mua vì không xuất khẩu được, giá xoài bán cho thị trường nội địa chỉ còn vài ngàn đồng/kg.

Trước những thách thức và khó khăn trên, rất nhiều bà con nông dân, các chủ trang trại, Hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển hướng sang bán hàng online, lần đầu tiên chúng ta chứng kiến nông dân đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử, nhiều nông dân lần đầu tiên livestream bán hàng trên không gian mạng. Không dừng lại ở bài toán đầu ra cho nông sản, trong giai đoạn cao điểm của dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, thương mại điện tử là kệnh hiệu quả nhất để người dân tiếp cận với một số hàng hóa và dịch vụ, điều này đã thúc đẩy thị trường thương mại điện tử nông thôn phát triển.

Nhận thấy những hiệu quả của việc áp dụng chuyển đổi số vào nông nghiệp, đưa các sản phẩm nông nghiệp lên các trang thương mại điện tử. UBND các tỉnh, thành phố đã ban hành các công văn về việc triển khai hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Các doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số vào sản xuất và tiêu thụ. Ảnh: CheckVN

Các sản phẩm nông sản được đưa lên giao dịch ở các sàn thương mại điện tử chủ yếu là sản phẩm của các hộ nông dân sản xuất giỏi, các tổ hợp tác, hợp tác xã tiêu biểu với các loại nông sản an toàn, chất lượng có giấy chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam), GlobalGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu), các sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm)… sẽ được ưu tiên lựa chọn tham gia sàn TMĐT trước.

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử giúp nông dân chủ động được đầu ra sản phẩm, không bị thương lái ép giá, đồng thời qua kênh thương mại điện tử các hộ sản xuất kinh doanh có thể chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, các sản phẩm nông sản cũng được giới thiệu đến khắp mọi miền tổ quốc, giúp sản phẩm tiếp cận được nhiều khách hàng, góp phần bán được nhiều hàng hơn. Khách hàng cũng có thêm một địa chỉ nông sản sạch uy tín để lựa chọn.

Nông dân hồ hởi thu hoạch nông sản để giao hàng cho khách. Ảnh: HTX Ba Chữ

Hiện nay, chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu của thời đại được nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Đặc biệt dưới tác động của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số đã không còn là giải pháp lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi quốc gia và từng lĩnh vựa, từng người dân.

CHECKVN – NỀN TẢNG SỐ PHÁT MINH CỦA NGƯỜI VIỆT

Chia sẻ bài viết

'Sống lại' những đặc sản ẩm thực vùng cao
Đồng Tháp chọn cá tra là ngành hàng chủ lực

Bài viết mới nhất