I. Tại sao phải quản lý nhiều vùng sản xuất
Thông thường, một doanh nghiệp sản xuất chế biến thường sử dụng nguồn nguyên liệu từ các vùng trồng khác nhau. Để đảm bảo duy trì tốt về sản lượng của các vùng nguyên liệu, doanh nghiệp thường phải kiểm soát chặt chẽ từ giống cho đến vật tư nông nghiệp, kĩ thuật trồng trọt và nghiên cứu từng phương pháp phù hợp với đặc điểm khác nhau của các vùng trồng.
Tuy nhiên, quản lý một vùng sản xuất thì không quá khó khăn, nhưng với những doanh nghiệp lớn có rất nhiều vùng nguyên liệu, để đảm bảo duy trì được nhiều vùng nguyên liệu đạt được năng suất, sản lượng đồng đều thì đó là một điều rất khó cho doanh nghiệp.
Ngoài ra mỗi vùng nguyên liệu có những đặc thù riêng của từng địa phương như đất, nước, điều kiện khí hậu, tập quán canh tác. Do đó để đảm bảo được năng suất, chất lượng của nguyên liệu thì đòi hỏi cần nắm được đầy đủ các thông tin và xây dựng quy trình riêng cho từng vùng nguyên liệu.
Đối với doanh nghiệp quản lý nhiều vùng nguyên liệu, việc quản lý để đảm bảo được năng suất là vấn đề thiết yếu, bên cạnh đó việc kiểm soát được chất lượng của nguồn nguyên liệu cũng vô cùng quan trọng. Do đó, việc áp dụng Nhật Ký Điện Tử vào quản lý vùng nhiều vùng nguyên liệu là một giải pháp giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được năng suất, chất lượng của các nguồn nguyên liệu, từ đó thiết lập các quy trình sản xuất phù hợp với từng vùng nguyên liệu khác nhau.
Vậy khi áp dụng Nhật Ký Điện Tử vào quản lý vùng sản xuất, doanh nghiệp cần chuẩn bị những thông tin gì ? Thực tế áp dụng Nhật Ký Điện Tử vào quản lý các vùng nguyên liệu đem lại hiệu quả ra sao ?
II. Thực tế khi áp dụng Nhật Ký Điện Tử vào quản lý vùng nguyên liệu
Khi áp dụng Nhật Ký Điện Tử vào quản lý vùng nguyên liệu, ở các cấp quản lý khác nhau sẽ cần chuẩn bị và cập nhật lên hệ thông những thông tin khác nhau. Cụ thể là các cấp quản lý như: người quản lý 1 vùng nguyên liệu, người quản lý 1 lô sản xuất, người quản lý tất cả các vùng nguyên liệu của doanh nghiệp. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết về các thông tin cần cập nhật ở các cấp quản lý.
– Thông tin về vùng nguyên liệu
=> Cần xác định các thông tin về vùng nguyên liệu
+ Tên vùng nguyên liệu
+ Địa chỉ vùng nguyên liệu
+ Diện tích vùng nguyên liệu
+ Nhân viên/hộ sản xuất trong vùng nguyên liệu
=> Cập nhật thông tin vùng sản xuất
=> Doanh nghiệp/Cơ sở sẽ quản lý được danh sách Hộ sản xuất của đơn vị mình
=> Doanh nghiệp/Cơ sở sẽ cấp tài khoản vận hành cho từng vùng nguyên liệu để thực hiện công việc Tạo lô sản xuất nguyên liệu, theo dõi – giám sát, cập nhật thông tin các Lô sản xuất nguyên liệu tại vùng đó
Cấp tài khoản cho vùng nguyên liệu
=> Tài khoản quản lý vùng sẽ gán Nhân viên, hộ sản xuất đang thực hiện các công việc tại Vùng nguyên liệu
HÌnh ảnh gán thông tin Nhân viên, hộ sản xuất tại vùng nguyên liệu
=> Thêm mới Lô sản xuất, theo dõi – giám sát lô sản xuất nguyên liệu tại Hộ sản xuất, Cập nhật thông tin lô sản xuất nguyên liệu
– Tên vùng nguyên liệu sẽ hiển thị tại Lô sản xuất nguyên liệu
=> Lô sản xuất, sơ chế – chế biến tại Nhà máy/DN sẽ lấy Lô nguyên liệu từ vùng nguyên liệu(vùng trồng) làm nguyên liệu đầu vào của Lô sản xuất sản phẩm thành phẩm/bán thành phẩm sau khi qua các công đoạn sản xuất, sơ chế – chế biến
=> Quản lý doanh nghiệp/ Nhà máy sẽ theo dõi, xem được toàn bộ tình trạng các lô sản xuất sản phẩm – Lô sản xuất nguyên liệu tại mục “Quản lý lô sản xuất” = tài khoản quản trị của mình
– Tìm kiếm, thống kê được các Lô nguyên liệu theo từng Vùng
– Trạng thái các Lô nguyên liệu của từng vùng
– Thông tin chi tiết về Lô sản xuất sản phẩm, sản xuất nguyên liệu tại nhà và và từng vùng
– Thông tin các loại Nhật ký được cập nhật vào các Lô sản xuất
=> Người dùng cuối khi quét mã TXNG -> Ngoài thông tin hiển thị về Sản phẩm, nguồn gốc xuất xử của sản phẩm thông qua Lô sản xuất của SP đó, đơn vị tạo lô sản xuất ra sản phẩm đó (Tức nhà máy sản xuất, sơ chế – chế biến) -> Thì còn xem được thông tin của Nguồn nguyên liệu được cung cấp là đầu vào cho Lô sản xuất -> Thông tin hiển thị là Thông tin về quá trình tạo ra nguyên liệu tại vùng trồng, nhật ký sơ chế chế biến nguyên liệu trước khi được chuyển tới Nhà máy để tiến hành sản xuất ra sản phẩm
=> Giao diện hiển thị khi người tiêu dùng quét mã TXNG
1. Trạng thái tem + Tab 1: Hình ảnh + Thông tin chung – cơ bản về sản phẩm
2. Tab 2: Nguồn gốc
=> Chứa các thông tin cụ thể về Lô sản xuất ra sản phẩm + lịch sử nguồn nguyên liệu đầu vào của Lô sản xuất đó
2.1 Thông tin mã truy xuất: Mã định danh cho từng đơn vị sản phẩm – Gắn với Mã lô/mẻ sản xuất tại Nhà máy sản xuất, sơ chế – chế biến
2.2 Thông tin đơn vị/nhà sản xuất: Hiển thị thông tin về nhà sản xuất, sơ chế – chế biến ra sản phẩm -> Đơn vị tạo ra Lô sản xuất sản phẩm
2.3 Nhật ký sản xuất, sơ chế – chế biến: Hiển thị các nhật ký tiến hành sản xuất ra sản phẩm đang truy xuất, bao gồm các bước thực hiện, nội dung công việc, hình ảnh minh họa,…
=>Người tiêu dùng sẽ nắm bắt thêm được thông tin về nguồn nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm đó, biết được Thông tin sản xuất, sơ chế – chế biến Lô nguyên liệu đầu vào của sản phẩm thông qua Nhật ký sản xuất, nhật ký sơ chế – chế biến của Lô nguyên liệu -> Gọi vào Lô sản xuất bằng hình thức gán thông tin Lịch sử nguồn nguyên liệu phía trên
=> Hiển thị tại mục “THÔNG TIN NGUỒN NGUYÊN LIỆU”
1. Tên nguyên liệu trong Lô nguyên liệu
– Mã Số lô mẻ của lô nguyên liệu
– Thông tin vùng nguyên liệu:
+ Tên vùng nguyên liệu
+ Hộ sản xuất tại vùng nguyên liệu trực tiếp cập nhật thông tin Lô nguyên liệu
+ Chứng nhận chất lượng của nguyên liệu
+ Nhật ký sản xuất của Lô nguyên liệu
Qua những hình ảnh phân tích chi tiết nêu trên, ta thấy: Doanh nghiệp cần cập nhật những thông tin chi tiết nhỏ nhất từ lô sản xuất của các vùng trồng. Do vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm được mọi thông tin trên toàn hệ thống, đưa ra được những phương án sản xuất cho từng vùng, kiểm soát được năng suất, chất lượng của các vùng. Không những thế, khi áp dụng Nhật Ký Điện tử vào quản lý vùng nguyên liệu, người tiêu dùng cũng có thể nắm được các thông tin rõ ràng chi tiết của vùng sản xuất nguyên liệu đầu vào, từ đó tin tưởng hơn vào sản phẩm cỏa doanh nghiệp, góp phần mang lại niềm tin cho người tiêu dùng về các sản phẩm chế biến
Bài viết mới nhất
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gố ...
Chống giả trong thương mại điện tử
Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả và hà ...
Cứ mùa mưa đến, loại đặc sản mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang
Mưa đến, cũng là thời điểm nhà vườn ở núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh ...
CheckVN: Giải pháp chống giả điện tử hàng đầu tại Việt Nam
Vấn nạn hàng giả tại Việt Nam Hàng giả, hàng nhái là vấn đề ngày ...