Lợn tại trang trại được nuôi kéo dài từ 8 tháng đến 1 năm với các loại thức ăn như rau bèo, củ quả, bã đậu… Ngoài ra, lợn còn được uống nước chè xanh.
Về Thị xã Thái Hoà (Nghệ An) hỏi trang trại tổng hợp của bà Nguyễn Kim Tiến không ai là không biết, bởi trang trại không những lớn về quy mô mà còn là một trong những điển hình đi đầu theo hướng sản xuất hữu cơ, an toàn và thân thiện với môi trường.
Trang trại cũng từng được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, trong đó có bằng khen của Bộ NN-PTNT. Với bà Kim Tiến, đây là niềm tự hào lớn, sự ghi nhận cho những nỗ lực xây dựng và phát triển trang trại tổng hợp theo hướng hữu cơ với phương châm: Ngon từ giống, sạch từ tâm, sản phẩm sạch từ trang trại tới bàn ăn.
Gia cầm tại trang trại được nuôi theo kiểu thả đồi
Trên diện tích 6ha, bà Tiến quy hoạch phù hợp để chăn nuôi gần 2.000 con lợn rừng, lợn đen, lợn siêu nạc, lợn bản địa; hàng nghìn cặp bồ câu; hơn 1.500 con gà thả đồi; ao cá và hơn 1.000 gốc bưởi da xanh. Lợn tại trang trại được nuôi kéo dài từ 8 tháng đến 1 năm với các loại thức ăn như rau bèo, củ quả, bã đậu… Ngoài ra, lợn còn được uống nước chè xanh nên chất lượng thịt luôn thơm ngon.
Chia sẻ về cách làm của mình, bà Tiến tâm sự: “Ngày nay chúng ta chú trọng tới chất lượng thực phẩm hơn là số lượng. Vậy nên những người làm trang trại như tôi phải chú trọng tới việc tạo ra những sản phẩm an toàn. Thứ nhất để đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch của người tiêu dùng, thứ nữa là cũng để trang trại mình có thể phát triển bền vững, hạn chế tác động tới môi trường”.
Không chỉ thiết lập được chuỗi sản xuất với các sản phẩm chế biến sâu theo hướng OCOP như: Giò lụa, thịt chưng mắm tép, ruốc bông, ba chỉ ngâm mắm…, các sản phẩm an toàn từ trang trại hữu cơ tổng hợp của bà Nguyễn Kim Tiến còn được các nhà hàng, khách sạn trong và ngoài Thị xã Thái Hòa tin dùng.
Thức ăn cho lợn được tận dụng từ phụ phẩm hoa quả, rau bèo, bã đậu…
Bà Trần Thị Hương, một thương lái thường xuyên mua các sản phẩm từ trang trại của bà Kim Tiến đánh giá: “Thực sự khách của tôi ăn các sản phẩm từ trang trại này quen rồi nên chỉ muốn gắn bó thôi. Vì họ cảm nhận được độ ngon và an toàn. Nhiều khi mình lấy không kịp cung cấp cho khách lẻ và các nhà hàng, khách sạn”.
Có lượng khách hàng ổn định, trang trại ngày càng phát triển vững chắc. Hàng năm, nhờ luân phiên thu hoạch, xuất bán và chế biến sản phẩm, sau khi trừ chi phí gia đình bà Nguyễn Kim Tiến thu lãi hàng tỷ đồng. Ngoài ra trang trại còn tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương với thu nhập ổn định. Chị Nguyễn Thị Ly, một công nhân chia sẻ: “Làm ở đây công việc ổn định, thu nhập trung bình 6 triệu đồng/tháng, lại được gần nhà”.
Nguồn bài viết: Xem chi tiết
Bài viết mới nhất
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gố ...
Chống giả trong thương mại điện tử
Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả và hà ...
Cứ mùa mưa đến, loại đặc sản mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang
Mưa đến, cũng là thời điểm nhà vườn ở núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh ...
CheckVN: Giải pháp chống giả điện tử hàng đầu tại Việt Nam
Vấn nạn hàng giả tại Việt Nam Hàng giả, hàng nhái là vấn đề ngày ...