Ngành chăn nuôi Việt Nam nằm trong top đầu Đông Nam Á về quy mô nhưng lại phụ thuộc 70 – 85% nguyên liệu của thế giới. Điều này kéo theo giá thức ăn chăn nuôi tăng, giá heo giảm, cả nông dân và doanh nghiệp ít hưởng lợi.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Việt Nam đang có quy mô ngành chăn nuôi nằm trong nhóm dẫn đầu Đông Nam Á với năng lực sản xuất cơ bản đáp ứng nhu cầu thực phẩm trên thị trường nội địa và một phần cho xuất khẩu.
Ngành chăn nuôi hiện đóng góp 25% GDP cho ngành nông nghiệp, với tốc độ tăng trưởng khá cao, dư địa còn lớn về năng suất, chất lượng và thị trường. Sản phẩm chăn nuôi heo ngoài đáp ứng thị trường nội địa thì đã có xuất khẩu như: thịt heo choai, heo sữa…
Mức đầu tư tăng lên khi ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam như: Masan, Dabaco, Tân Long, Trường Hải, Hòa Phát… và các doanh nghiệp nước ngoài như CP, Deheus, Japfa comfeed… đã đầu tư phát triển chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi theo mô hình chuỗi từ trang trại đến bàn ăn.
Thức ăn chăn nuôi chiếm 65 – 70% giá thành sản xuất trong chăn nuôi
Dù ngành chăn nuôi của Việt Nam nằm trong top đầu ở Đông Nam Á song lại phụ thuộc vào nguyên liệu thế giới, doanh nghiệp và nông dân chưa hưởng lợi nhiều.
Thời gian tới giá ngô và một số nguyên liệu thức ăn công nghiệp chính tiếp tục tăng do hạn chế về nguồn cung do xung đột giữa Nga và Ukraine làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho rằng giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẽ tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao cho đến hết năm 2022.
Do giá nguyên liệu tăng mạnh nên giá thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở thị trường trong nước cũng tăng theo. So với tháng 3/2021, giá thức ăn cho heo thịt xuất chuồng 12.500 đồng/kg, tăng 18 – 22%.
“Dù giá heo giống đã hạ xuống khá hợp lý, từ 2,6 triệu giảm xuống còn 1,2 triệu/con nhưng giá thức ăn thành phẩm phi mã đã làm cho lợi nhuận người chăn nuôi heo giảm mạnh, thậm chí có những hộ và trang trại chăn nuôi bị thua lỗ.
Bởi thực tế, chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm 65-70% giá thành sản xuất trong chăn nuôi, giống chiếm tỷ trọng nhỏ hơn”, ông Chinh cho biết.
Giá thức ăn chăn nuôi tăng, giá heo giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi. Cụ thể, giá heo ba miền dao động 52.000 – 55.000 đồng/kg, giảm 5.000 – 8.000 đồng/kg so với đầu năm.
Nguyên nhân là các bếp ăn tập thể, trường học chưa hoạt động trở lại, các hoạt động du lịch, văn hóa và lễ hội tạm dừng khiến nhu cầu tiêu thụ thịt chưa cao.
Với mức giá này, cứ 100 kg heo hơi xuất chuồng, nông dân lỗ 300.000 – 500.000 đồng, chăn nuôi nông hộ đang ngày càng thu hẹp lại từ 4 triệu hộ (2019) xuống còn 2 triệu hộ (2021).
Ông Nguyễn Văn Trọng, Nguyên Phó Cục trưởng cục Chăn nuôi cho biết ở các doanh nghiệp lớn chủ động về con giống, thức ăn chăn nuôi thì giá thành sản xuất đối với heo khoảng 45.000 – 50.000 đồng/kg.
Do vậy, giá heo hơi khoảng 52.000 – 55.000 đồng/kg thì doanh nghiệp chỉ lãi nhẹ. Trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi liên tục dựng dứng, khoản lợi nhuận này cũng ngày càng bị thu hẹp.
Nguồn bài viết: Xem chi tiết
Bài viết mới nhất
Chống giả trong thương mại điện tử
Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả và hà ...
Cứ mùa mưa đến, loại đặc sản mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang
Mưa đến, cũng là thời điểm nhà vườn ở núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh ...
CheckVN: Giải pháp chống giả điện tử hàng đầu tại Việt Nam
Vấn nạn hàng giả tại Việt Nam Hàng giả, hàng nhái là vấn đề ngày ...
Top 5 Cách Phát Hiện Hàng Giả Ngành Đồ Gia Dụng
Top 5 Cách Phát Hiện Hàng Giả Ngành Đồ Gia Dụng Trong bối cảnh cạ ...