Sầu riêng nghịch vụ có giá bán cao hơn từ 20 – 40 nghìn đồng so với chính vụ, cho hiệu quả kinh tế tăng gấp đôi so với chính vụ.
Sầu riêng nghịch vụ hiệu quả cao hơn từ 1,7 lần
Theo Sở NN-PTNT Tiền Giang, tỉnh hiện có khoảng 17.000ha cây sầu riêng. Trong đó khoảng 10.000ha cây đang trong thời kỳ kinh doanh, năng suất bình quân 28 tấn/ha. Thời gian qua, nông dân đã vận dụng kỹ thuật canh tác sầu riêng nghịch vụ nhằm rải vụ, mang lại hiệu quả rất cao.
Từ năm 2018 đến nay, trung bình diện tích rải vụ khoảng 6.787ha/năm, năng suất đạt từ 18 – 20 tấn/ha. Chênh lệch năng suất giữa xử lý rải vụ so với vụ thuận từ 0,5 – 2 tấn/ha; giá bán dao động từ 60.000 – 95.000 đồng/kg, chênh lệch giá bán tăng từ 20.000 – 40.000 đồng/kg. Sản xuất rải vụ thu hoạch nghịch vụ cho hiệu quả kinh tế cao hơn chính vụ trung bình từ 1,7 – 2,3 lần.
Hơn một tháng qua, giá trái sầu riêng nghịch vụ tại Tiền Giang ổn định từ 70.000 đồng/kg trở lên
Hơn một tháng nay, trái sầu riêng nghịch vụ được các thương lái thu mua xô tại vườn với giá cao và ổn định, từ 70.000 đồng đến hơn 80.000 đồng/kg. Với mức giá ổn định như hiện nay, mỗi ha cây sầu riêng, nhà vườn có thu nhập khoảng 1 tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, sản lượng thấp, nhất là sầu riêng đạt chuẩn để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vẫn không đủ số lượng để cung ứng cho đối tác. Bởi để trái sầu riêng được chấp nhận xuất chính ngạch sang thị trường Trung Quốc cần có mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói. Thời điểm này, tỉnh Tiền Giang mới có 2 mã số vùng trồng sầu riêng với tổng diện tích gần 100ha. Cơ quan chức năng cho biết đang tiếp tục nộp hồ sơ, chờ thẩm định trong những ngày tới 21 hồ sơ với diện tích khoảng 1.100ha, ước sản khoảng 30.000 tấn trái.
Ông Dương Trần Trọng Quang, Chủ tịch UBND xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, địa phương có 600ha cây sầu riêng chuyên canh chia sẻ: Thời điểm này, đầu ra của trái sầu riêng rất ổn định, cung không đủ cầu. Ông Quang cũng cho biết hiện chỉ mới có khoảng ¼ diện tích sầu riêng nông dân xử lý bắt đầu có trái. Đến cuối tháng 11 (âm lịch), sầu riêng mới chín rộ, bà con rất phấn khởi.
Áp dụng đồng bộ kỹ thuật theo hướng hữu cơ
Theo Sở NN-PTNT Tiền Giang, công tác chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho nông dân ứng dụng vào sản xuất là một trong những giải pháp làm giảm chi phí đầu tư, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm sầu riêng. Ngành NN-PTNT đã tổ chức nhiều lớp hướng dẫn cho nông dân về kỹ thuật trồng sầu riêng theo hướng an toàn, với các kỹ thuật phổ biến như ủ phân hữu cơ để bón sầu riêng, tạo tán, tỉa cành, xử lý ra hoa trái vụ, phủ bạt trong sản xuất, tưới phun sương.
Tỉnh Tiền Giang chú trọng chuyển giao khoa học công nghệ trong canh tác sầu riêng cho nông dân
Bên cạnh đó, việc áp dụng các chế phẩm sinh học để xử lý phân chuồng, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, nấm Trichoderma sp. và các phế phụ phẩm trong sản xuất sầu riêng là những tiến bộ giúp bà con kiểm soát các loại nấm hại rễ, góp phần tạo nên cây sầu riêng khỏe, đạt năng suất cao và tiết kiệm chi phí. Đến nay, diện tích sử dụng phân bón hữu cơ đạt trên 90% diện tích; sử dụng nấm Trichoderma sp. chiếm gần 66%; sử dụng thuốc BVTV sinh học chiếm trên 68% diện tích sầu riêng trong vùng Đề án phát triển cây sầu riêng của tỉnh.
Ngoài ra, cơ giới hóa trong tưới nước được ứng dụng vào sản xuất sầu riêng ngày càng tăng, giúp tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận cho nông dân. Đến cuối năm 2021, ước tính có trên 96% diện tích áp dụng cơ giới hóa trong tưới nước, tăng gần 26% so với năm 2017.
Nguồn bài viết: Xem chi tiết
Bài viết mới nhất
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gố ...
Chống giả trong thương mại điện tử
Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả và hà ...
Cứ mùa mưa đến, loại đặc sản mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang
Mưa đến, cũng là thời điểm nhà vườn ở núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh ...
CheckVN: Giải pháp chống giả điện tử hàng đầu tại Việt Nam
Vấn nạn hàng giả tại Việt Nam Hàng giả, hàng nhái là vấn đề ngày ...