Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang triển khai mô hình áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi gà ô tía thương phẩm theo hướng an toàn sinh học.
Mới đây, tại ấp Thạnh Đông, xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang cùng Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Thuận phối hợp chính quyền địa phương đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi gà ô tía thương phẩm theo hướng an toàn sinh học thuộc chương trình phát triển chăn nuôi gia cầm năm 2022.
Mô hình được triển khai 3 điểm tại 2 xã Phong Đông và Vĩnh Bình Bắc với số lượng 200 con/điểm. Thời gian nhận giống và vật tư ngày 13/7/2022. Nông dân trước khi tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ tiền con giống và vật tư.
Kết quả mô hình cho thấy tỷ lệ gà ô tía nuôi sống đến 4 tuần tuổi đạt 83,6%, hao hụt 98 con (chủ yếu trong giai đoạn úm), nguyên nhân hao hụt do gà bị nhiễm Ecoli tiêu chảy ghép bệnh thương hàn. Tỷ lệ nuôi sống từ 4 tuần tuổi đến hiện tại đạt 83,6%, trong giai đoạn này gà không bị hao hụt.
Gà ô tía là có chất lượng thịt thơm ngon, được thị trường rất ưa chuộng
Trong suốt quá trình nuôi, nông dân thực hiện cơ bản đạt các yêu cầu kỹ thuật chăm sóc về thức ăn, nước uống cho gà. Trong giai đoạn 4 tuần tuổi, trọng lượng gà phát triển tương đối đồng đều (320 – 350gram); giai đoạn từ 8 tuần tuổi trở lên, khi hết thức ăn do Trung tâm hỗ trợ, các hộ tự đầu tư thức ăn cho gà và chuyển dần tập ăn lúa nên có sự chênh lệnh về trọng lượng, trọng lượng gà lớn nhất 1,5kg/con, trọng lượng thấp nhất là 1,3kg/con.
Sau 10 tuần tham gia mô hình, theo hạch toán sơ bộ, lợi nhuận bình quân đạt gần 6,2 triệu đồng/hộ, hộ có lợi nhuận cao nhất đạt hơn 7,2 triệu đồng, hộ có lợi nhận thấp nhất là gần 5,5 triệu đồng. Với tốc độ tăng trọng như hiện tại, giá trị lợi nhận của các hộ thực hiện mô hình còn tăng cao trong thời gian tới.
Qua theo dõi một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của mô hình nuôi gà nòi ô tía thương phẩm theo hướng an toàn sinh học cho thấy, giống gà này thích nghi tốt với điều kiện địa phương. Trong thời gian chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà, hộ tham gia mô hình áp dụng đúng quy trình kỹ thuật cho từng giai đoạn. Mô hình tạo việc làm cho nông dân lúc nông nhàn, tận dụng nguồn thức ăn sẵn tại địa phương, chi phí đầu tư phù hợp, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
Mục đích của mô hình là hướng dẫn người chăn nuôi việc mua con giống tốt tại cơ sở uy tính, chất lượng, có kiểm dịch động vật; sử dụng những chế phẩm sinh học trong quy trình kỹ thuật chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học, tạo nguồn sản phẩm an toàn, chất lượng cao để cung cấp cho người tiêu dùng…
Nguồn bài viết: Xem chi tiết
Bài viết mới nhất
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gố ...
Chống giả trong thương mại điện tử
Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả và hà ...
Cứ mùa mưa đến, loại đặc sản mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang
Mưa đến, cũng là thời điểm nhà vườn ở núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh ...
CheckVN: Giải pháp chống giả điện tử hàng đầu tại Việt Nam
Vấn nạn hàng giả tại Việt Nam Hàng giả, hàng nhái là vấn đề ngày ...