Mục tiêu của đề án sẽ trồng tái canh và ghép cải tạo khoảng 107.000 ha cà phê, phủ rộng ở 5 tỉnh Tây Nguyên và các các tỉnh khác như Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Tại hội nghị “Đánh giá kết quả thực hiện tái canh cà phê giai đoạn 2014-2020 và định hướng cho giai đoạn 2021 – 2025”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết Bộ đã phê duyệt đề án tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, đề án tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025 không chỉ thực hiện ở 5 tỉnh Tây Nguyên mà còn được mở rộng ở các tỉnh khác như Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Mục tiêu của đề án sẽ trồng tái canh và ghép cải tạo khoảng 107.000 ha cà phê, trong đó, trồng tái canh 75.000 ha, ghép cải tạo 32.000 ha.
Năng suất vườn cà phê sau khi trồng tái canh và ghép cải tạo ở thời kỳ kinh doanh ổn định đạt bình quân 3,5 tấn nhân/ha. Thu nhập/ha cà phê sau khi trồng tái canh và ghép cải tạo tăng 1,5 – 2 lần so với trước khi tái canh.
Để thực hiện đề án, Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương xác định diện tích cà phê già cỗi của từng hộ để xây dựng kế hoạch tái canh, ghép cải tạo cho từng năm sát với thực tế.
Đối với các diện tích cà phê không có tưới, đất quá dốc, tầng đất mỏng chuyển đổi sang cây trồng khác.
Trường hợp, diện tích cà phê già cỗi bắt buộc phải tái canh thì cần xác rõ định diện tích có thể tái canh ngay, diện tích cần phải luân canh 1 năm, 2 năm hay 3 năm…, kết hợp trồng xen cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm theo quy trình.
Trước đó, đề án tái canh cà phê giai đoạn 2014 – 2020 đã giúp tăng năng suất và sản lượng, lũy kế đến năm 2020 diện tích tái canh cà phê và ghép cải tạo đạt gần 150.000 ha, vượt 30.000 ha so với kế hoạch.
Tổng diện tích trồng tái canh và ghép cải tạo các tỉnh trong phạm vi đề án giai đoạn 2011-2021 là 166.579,2 ha. Sau khi thực hiện đề án, vườn cây cà phê được trẻ hóa, năng suất đạt trung bình 2,8 tấn/ha vượt 0,1 tấn/ha so với mục tiêu.
Nguồn bài viết: Xem chi tiết
Bài viết mới nhất
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gố ...
Chống giả trong thương mại điện tử
Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả và hà ...
Cứ mùa mưa đến, loại đặc sản mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang
Mưa đến, cũng là thời điểm nhà vườn ở núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh ...
CheckVN: Giải pháp chống giả điện tử hàng đầu tại Việt Nam
Vấn nạn hàng giả tại Việt Nam Hàng giả, hàng nhái là vấn đề ngày ...