Gắn sao OCOP là cách để nông sản đặc sản của Hà Giang tạo được sự tin tưởng của người tiêu dùng, giúp sản phẩm được thăng hạng cả thương hiệu và giá trị.
Đến nay, toàn tỉnh Hà Giang có 266 sản phẩm đạt sao OCOP. Giai đoạn 2018 – 2020, tỉnh có 193 sản phẩm OCOP của 87 chủ thể đạt hạng từ 3 sao trở lên. Cụ thể, có 145 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao, 46 sản phẩm 4 sao, 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp quốc gia. Năm 2021, tỉnh tiếp tục đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đối với 73 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, đồ uống, thảo dược, thủ công mỹ nghệ và 4 sản phẩm thuộc nhóm du lịch, dịch vụ.
Hà Giang đang không ngừng mở rộng diện tích chè hữu cơ
Thành quả của những sản phẩm nông nghiệp đạt sao OCOP ở Hà Giang là kết quả của sự đồng hành, phối hợp giữa ngành NN-PTNT và các đơn vị liên quan, trong đó đặc biệt là ngành khoa học và công nghệ (KH-CN). Việc ứng dụng KH-CN vào sản xuất nông nghiệp ở Hà Giang không chỉ giúp duy trì, bảo tồn nguồn gen quý, đặc hữu của giống cây trồng vật nuôi mà còn giúp quy chuẩn, tiêu chuẩn hóa các sản phẩm; giúp các tổ chức, cá nhân, nông dân tiếp cận với công nghệ hiện đại, thương mại điện tử…
Theo Sở KH-CN tỉnh Hà Giang, những năm qua, tỉnh đã triển khai thực hiện 233 đề tài nghiên cứu ứng dụng KH-CN, trong đó 21 đề tài cấp quốc gia, cấp bộ; 105 đề tài cấp tỉnh, 107 đề tài cấp cơ sở. Qua đó, nhiều giải pháp kỹ thuật, tiến bộ KH-CN được áp dụng vào sản xuất và đời sống, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế – xã hội của tỉnh.
Công tác quản lý và triển khai các đề tài, dự án KH-CN được tỉnh thực hiện đảm bảo quy định, việc ứng dụng KH-CN vào sản xuất và kinh doanh đem lại hiệu quả cao. Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã thực hiện triển khai các nhiệm vụ theo hướng phục vụ cho việc phát triển, nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh như chè shan tuyết, dược liệu, bò vàng, cam sành, phát triển du lịch, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ chế biến…
Trong đó nổi bật là đề tài “Nghiên cứu, bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững cây chè shan tuyết cổ thụ trên địa bàn tỉnh Hà Giang” đã điều tra và xác định được 100 cây chè cổ thụ đầu dòng; quần thể chè Tây Côn Lĩnh được công nhận quần thể di sản; xây dựng mô hình thâm canh, chăm sóc chè shan tuyết cổ thụ 5ha…
Đến nay, Hà Giang đã có nhiều nông sản đặc sản được công nhận đạt
sao OCOP, chứng nhận nông sản tiêu biểu
Trong chăn nuôi, đã triển khai đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh sản xây dựng mô hình phối giống chủ động nhằm cải tạo và nhân nhanh đàn bò vùng cao nguyên đá tỉnh Hà Giang” nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò vàng giống bản địa đặc trưng của tỉnh. Dự kiến khi kết thúc, sẽ có 750 lượt bò cái được phối giống chủ động, tạo ra được 500 con bê khỏe mạnh; chuyển giao cho 90 lượt học viên về ứng dụng quy trình gây động dục và thụ tinh nhân tạo chủ động bò…
Tại huyện Quản Bạ, việc ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giúp huyện lựa chọn được nhiều giống cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và thực hiện gắn sao OCOP. Đến nay, nhiều sản phẩm nông sản đặc sản của huyện đã và đang khẳng định thương hiệu trên thị trường như: Mật ong bạc hà , hồng không hạt, giảo cổ lam đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý.
Nguồn bài viết: Xem chi tiết
Bài viết mới nhất
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gố ...
Chống giả trong thương mại điện tử
Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả và hà ...
Cứ mùa mưa đến, loại đặc sản mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang
Mưa đến, cũng là thời điểm nhà vườn ở núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh ...
CheckVN: Giải pháp chống giả điện tử hàng đầu tại Việt Nam
Vấn nạn hàng giả tại Việt Nam Hàng giả, hàng nhái là vấn đề ngày ...