Ngày 14/6/2024, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia và Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội tổ chức Hội thảo “Chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại điện tử, thương mại truyền thống, thực trạng và giải pháp”.

Phát biểu tại Hội thảo, nêu rõ thực trạng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), đại diện Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, trước những khó khăn và thuận lợi của nền kinh tế toàn cầu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT cũng phát triển ngày một lan rộng trên thế giới và trong nước. Hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT được sản xuất quy mô lớn có dấu hiệu tăng dần, việc mua bán công khai, lộ liễu, gần như thách thức đối với các cơ quan chức năng.

Khác với trước đây, hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT chỉ xuất hiện đối với một số nhóm sản phẩm xa xỉ có giá trị cao như: Thời trang, phụ kiện thời trang, mỹ phẩm. Hiện nay, tất cả các sản phẩm hàng hoá đều có nguy cơ bị làm giả, nguy cơ bị xâm phạm quyền SHTT do các đối tượng có chủ đích nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng.

Ở Việt Nam, nguồn hàng hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT được xác định bởi hàng hoá nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Trên thị trường, các mặt hàng bị làm giả, xâm phạm quyền SHTT xuất hiện ở hầu hết các nhóm, ngành hàng tiêu dùng lương thực, thực phẩm, thuốc tân dược, đông dược, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, đồ điện tử, điện dân dụng, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá, thực phẩm chức năng…; hàng thời trang như: Túi xách, nước hoa, đồ trang sức; vật liệu xây dựng như: Ngành nhựa, ngành sơn… Các vụ việc do các lực lượng chức năng kiểm tra trong thời gian gần đây có dấu hiệu hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT sản xuất trong nước tăng dần cả về quy mô và số vụ việc.

Cũng tại Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương nhấn mạnh, hình thức bán hàng theo phương thức thương mại điện tử phát triển trong thời gian qua là đáp ứng xu thế, sự tiến bộ của nhân loại, đồng thời cũng là một ngành phát triển kinh tế trọng tâm có tính xã hội cao. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, thương mại điện tử cũng ẩn chứa nhiều thách thức đối với các nhà quản lý, khi một số, một nhóm người vì lợi nhuận, vì nhận thức chưa đầy đủ đã lợi dụng sự phát triển của thương mại điện tử thực hiện hành vi mua bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT của doanh nghiệp trên môi trường thương mại điện tử diễn biến ngày càng phức tạp.

Từ các cuộc khảo sát trên các trang mạng xã hội dễ dàng bắt gặp những conten giới thiệu bán hàng có thương hiệu nổi tiếng như: Adidas, Gucci, LV, Hermes Chanel, Boss… Chủ yếu đó là những loại hàng hóa làm giả thương hiệu, hàng xâm phạm quyền SHTT. Cá biệt, cả hàng cấm kinh doanh, khách hàng chỉ cần đặt số lượng và báo địa chỉ là hàng sẽ được chuyển tới tận nơi.

Và hơn thế nữa, khi các nền tảng xã hội như Facebook là nơi tập trung các hội nhóm kinh doanh có số lượng thành viên tới vài chục ngàn người, tại đó những người tham gia hội nhóm sẽ được giới thiệu các nhà cung cấp hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT dưới cái tên mỹ miều có tên gọi hàng xuất dư, hàng Supe fake, hàng 1:1, hàng Like Auth, nhằm mô tả sản phẩm có chất lượng tương đương hàng chính hãng. Tuy nhiên, cũng có thể hiểu đây là những sản phẩm giả mạo về thương hiệu, về chất lượng, không phải là hàng chính hãng.

Ban tổ chức tổ chức các gian hàng trưng bày nhận diện hàng thật, hàng giả để các đại biểu, khách tham quan tìm hiểu, nhận diện

Từ các hội nhóm trên Facebook, người tham gia hội nhóm được giới thiệu tham gia vào các nhóm kín trên nền tảng zalo, mà ở đó, trưởng nhóm zalo chính là chủ buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT. Tại đây, mỗi nhóm Zalo có từ 500 đến gần 1000 hội viên, mỗi chủ buôn sở hữu từ 1 nhóm Zalo đến hàng chục nhóm Zalo buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT theo chuyên đề nhóm quần áo thời trang xuất dư, nước hoa Like Auth, nhóm đồng hồ 1:1, nhóm giầy dép, nhóm túi ví hàng hiệu… Ngoài việc trực tiếp điều hành các nhóm bán hàng trên Zalo, Facebook, các chủ hàng còn tuyển cộng tác viên đăng bài trên các hội nhóm khác, trên trang cá nhân, số lượng cộng tác viên không giới hạn, với thù lao hấp dẫn cho mỗi đơn hàng cũng như chi phí cố định cho một bài đăng, đối tượng cộng tác viên là sinh viên, bà mẹ bỉm sữa tham gia với số lượng ngày một đông mà vô hình dung đã tiếp tay cho tình trạng buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT thêm sôi động.

Cá biệt có những mặt hàng giả các sản phẩm thuộc lĩnh vực quản lý có điều kiện của nhà nước như pháo hoa, một trong những mặt hàng sản xuất có điều kiện khi phải tuân thủ quy định, quy trình an toàn trong sản xuất, đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ của người sản xuất, người tiêu dùng cũng bị làm giả và bán công khai trên các hội nhóm mạng xã hội. Thậm chí có hội nhóm chuyên về pháo hoa các loại với sự góp mặt của hàng chục ngìn thành viên.

Đề xuất giải pháp chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại điện tử, thương mại truyền thống bằng phương pháp truy xuất nguồn gốc kết hợp chống giả điện tử.

Tại hội thảo Chủ Tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (Vatap) giới thiệu Hệ thống truy xuất nguồn gốc và xác thực chống hàng giả (CheckVN Vatap) tại vatap.checkvn.vn. Hệ thống được xây dựng bằng công nghệ CheckVN, theo Sáng chế “QUY TRÌNH XÁC THỰC CHỐNG HÀNG GIẢ” đã được cấp Bằng độc quyền công nghệ số: 16036 theo quyết định số: 61711/QĐ-SHTT của Cục sở hữu trí tuệ, ngày 30.09.2016.  và Giải pháp hữu ích số: 3341 về HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ THEO DÕI THÔNG TIN NGUỒN GỐC Ở CẤP ĐỘ QUẢN LÝ VÀ NGƯỜI DÙNG tại QĐ 61655/QĐ-SHTT .

CheckVN Vatap cơ bản đạt được các mục tiêu như:

  • Thiết lập một hệ thống TXNG tin cậy của VATAP đảm bảo sản phẩm chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng.
  • Tăng cường minh bạch trong chuỗi cung ứng, từ nông trại đến nhà máy và thị trường, đảm bảo rằng mọi khâu trong quá trình sản xuất đều có thể kiểm tra và xác minh.
  • Tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm, giúp người tiêu dùng nhận biết và ưu tiên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng
  • Quản lý và quy hoạch sản xuất, giúp theo dõi và tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế
  • Thoả mãn pháp lý về truy xuất nguồn gốc của các thị trường xuất khẩu, cũng như các quy định trong nước (Phù hợp với > 30 Tiêu chuẩn quốc gia và Thông tư 02/2024/TT-BKHCN).
  • Hệ thống truy xuất nguồn gốc để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu

Hình ảnh tem truy xuất nguồn gốc và xác thực chống chống hàng giả của CheckVN Vatap

Nhờ việc thực hiện tốt hoạt động truy xuất nguồn gốc, quản lý chặt chuỗi cung ứng bằng CheckVN Vatap Doanh nghiệp có thể:

  • Chống hàng giả, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
  • Tăng cường khả năng kiểm soát và ngăn chặn hàng giả môi trường thương mại điện tử.
  • Chống bán phá giá
  • Chống gian lận thương mại
  • Mở rộng thị phần, bảo vệ thương hiệu.
  • Khẳng định điểm khác biệt, nâng cao giá trị sản phẩm.

CheckVN Vatap đang và sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào việc chống lại hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường thương mại điện tử và thương mại truyền thống tại Việt Nam.

Chia sẻ bài viết

Hướng dẫn triển khai Thông tư 02/2024/TT-BKHCN về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
Hội NDVN, Bộ NNPTNT, Bộ KHCN tổ chức Hội thảo khoa học cơ hội, thách thức đối với nông dân trong chuyển đổi số

Bài viết mới nhất