Hiện nay, vải thiều Bắc Giang cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu xuất khẩu. Mặc dù vậy, để tiến tới xa hơn tới đạt chuẩn hữu cơ, sẽ là chặng đường dài.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Bắc Giang: Hiện nay, không chỉ vải thiều mà cây ăn quả nói chung đang đòi hỏi phải chuyển mạnh sản xuất theo hướng an toàn, bền vững, vừa bảo vệ môi trường sinh thái vừa gia tăng giá trị cho sản phẩm.

Bắc Giang là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây vải, hoạt động sản xuất vải của tỉnh đang có những chuyển biến tích cực, cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm chất lượng phục vụ nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu.

Hiện nay, về cơ bản vải thiều Bắc Giang đã đáp ứng được các yêu cầu xuất khẩu, tuy nhiên để

hướng tới vải đạt chuẩn hữu cơ, vải được cấp chứng nhận GlobalGAP sẽ còn nhiều khó khăn.

Năm 2022, diện tích vải trên địa bàn toàn tỉnh là 28.000 ha, trong đó vải chín sớm có diện tích hơn 6.700 ha, sản lượng 60.000 tấn; vải chính vụ hơn 22.000 ha, sản lượng 125.000 – 135.000 tấn. Diện tích vải đạt tiêu chuẩn an toàn, VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ khoảng 16.000 ha, sản lượng hàng năm khoảng 130.000 – 150.000 tấn.

Ông Đặng Văn Tặng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bắc Giang chia sẻVải quả của Bắc Giang tiêu thụ tại thị trường trong nước chiếm khoảng 60 – 65%, xuất khẩu từ 35 – 40%. Quả vải Bắc Giang đã xuất khẩu được vào hơn 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Hiện tại, Bắc Giang xác định Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính. Ngoài ra, tiếp tục tập trung vào các thị trường đã xuất khẩu thành công như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tùy theo phân khúc của từng thị trường, Bắc Giang sẽ tổ chức sản xuất, cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp.

Bên cạnh đó, tỉnh đang tiến hành gia hạn cho các vùng được chứng nhận GlobalGAP, đảm bảo đủ điều kiện, sản lượng xuất khẩu vào các thị trường.

Nhìn chung, đến nay các doanh nghiệp, cơ sở có nhu cầu tiêu thụ quả vải đi thị trường các nước trên thế giới đã cơ bản đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chuẩn, sản lượng. Tuy nhiên, việc sản xuất vải đạt chuẩn hữu cơ, được cấp chứng nhận hữu cơ và chứng nhận GlobalGAP vẫn rất khó khăn.

Sản xuất hữu cơ là xu hướng tất yếu để quả vải thiều Bắc Giang vươn xa

tới các thị trường có yêu cầu chất lượng cao trên thế giới

TS Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cho rằng: Để thực hiện thành công sản xuất vải đạt các chứng nhận tiêu chuẩn cao như hữu cơ, yếu tố quan trọng nhất là quản lý được đất đai, nguồn nước, không khí; đảm bảo an toàn tuyệt đối, không có nguy cơ ô nhiễm bởi các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, giao thông, nguồn nước thải khác; phải tạo được vùng đệm, vùng cách ly để ngăn chặn các yếu tố độc hại bên ngoài xâm nhập vào; nghiêm cấm sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kích thích sinh trưởng, hóa chất bảo quản…). Bên cạnh đó, khuyến khích sử dụng các loại phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học vào sản xuất.

“Mặc dù còn nhiều khó khăn, tuy nhiên sản xuất hữu cơ là xu hướng tất yếu để tạo ra quả vải có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp nguyên liệu xuất khẩu vào các thị trường chất lượng cao trên thế giới”, TS Dũng đánh giá.

TS Nguyễn Văn Dũng cũng đánh giá: Xu hướng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm hữu cơ của người dân trong và ngoài nước hứa hẹn sẽ mở ra một thị trường rất rộng mở.

Hiện nay, thị trường tiêu thụ chia thành các phân khúc rất rõ ràng như: Đòi hỏi chất lượng rất cao, chất lượng cao và an toàn. Vấn đề đặt ra là từ trung ương đến địa phương phải có cơ chế chính sách hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Nguồn bài viết: Xem chi tiết

 

Chia sẻ bài viết

Cam Hàm Yên mất mùa nhưng không mất giá
Giá gạo xuất khẩu tăng nhờ nhu cầu mạnh

Bài viết mới nhất