Nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường, xúc tiến thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp. Ngày 15/09/2022, Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội tổ chức lớp tập huấn: An toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và xúc tiến thương mại điện tử sản phẩm nông sản năm 2022.

Tham dự hội nghị gồm có:

  • Bà Hoàng Thị Thúy Nga : Phó phòng Kinh tế huyện Gia Lâm
  • Bà Đào Phương Mai: Chuyên viên chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội
  • Ông Lê Hoàng Anh: Cán bộ Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển (IDE)
  • Bà Phạm Thị Hường: Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú Y huyện Gia Lâm
  • Ông Nguyễn Trung Hiếu: Trạm trưởng Trạm Trồng Trọt và BVTV huyện Gia Lâm
  • Đại diện các ông bà trong Hội đồng Quản trị HTX nông nghiệp các xã, thị trấn.
  • Đại diện các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản
  • Đại diện các chủ thể đơn vị có sản phẩm tham gia chương trình OCOP trên địa bàn huyện
  • Các trưởng ban Chăn nuôi và Thú y xã, Nhân viên Trồng trọt và BVTV các xã trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Đại diện các đơn vị tham gia buổi tập huấn. Nguồn: Vân Thư

Qua buổi tập huấn, đại diện các đơn vị chủ thể tham gia OCOP, các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản và các đại diện các đơn vị chuyên môn được biết thêm về tổng quan chương trình OCOP và phát huy thế mạnh OCOP trong quảng bá, tiếp thị và xúc tiến thương mại. Không những thế, qua buổi tập huấn đại diện các hộ kinh doanh, doanh nghiệp, HTX được tập huấn về những lợi ích khi tham gia vào công cuộc chuyển đổi số, khi đưa các sản phẩm nông lâm thủy sản lên sàn thương mại điện tử, phát triển và mở rộng thị trường.

Bà Hoàng Thị Thúy Nga – Phó phòng Kinh tế huyện Gia Lâm phát biểu: “ Hiện nay, chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu của thời đại được nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Đặc biệt dưới tác động của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số đã không còn là giải pháp lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi quốc gia và từng lĩnh vựa, từng người dân. Năm 2021 vừa qua, lần đầu tiên chúng ta chứng kiến nông dân đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử, nhiều nông dân lần đầu tiên livestream bán hàng trên không gian mạng. Không dừng lại ở bài toán đầu ra cho nông sản, trong giai đoạn cao điểm của dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, Thương mại điện tử là kệnh hiệu quả nhất để người dân tiếp cận với 1 số hàng hóa và dịch vụ, điều này đã thúc đẩy thị trường thương mại điện tử nông thôn phát triển”.

Bà Hoàng Thị Thúy Nga – Phó phòng Kinh tế huyện Gia Lâm phát biểu. Nguồn: Vân Thư

Đại diện cho Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển (IDE), Ông Lê Hoàng Anh phát biểu: “Theo thống kê cho thấy, năm 2021 đã có hơn 2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp các tỉnh thành được đào tạo đăng kỹ năng số, gần 50.000 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử và hàng nghìn giao dịch điện tử đã được thực hiện. Điều đó cho thấy hiệu quả bước đầu của công cuộc chuyển đổi số nông nghiệp. Với vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ là một trong những yếu tố then chốt giúp nông dân, các trang trại, HTX,doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, tăng lợi nhuận và cho hiệu quả sản xuất cao hơn. Việc chuyển đổi số giúp thông tin minh bạch, chính xác, kết nối sản xuất cung cầu, khắc phục tình trạng thiếu thông tin về thị trường. Chuyển đổi số còn là giải pháp tích cực có thể khắc phục điểm yếu là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ hợp thành chuỗi giá trị liên kết sản xuất, tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp”.

Đại diện cho Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển (IDE) – Ông Lê Hoàng Anh. Nguồn: Vân Thư

Qua buổi tập huấn, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp cũng chia sẻ những khó khăn trong quá trình chuyển đổi số.

Đại diện doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn huyện Gia Lâm cho biết: “ Ban đầu khi dịch Covid – 19 bùng phát, những doanh nghiệp sản xuất về nông nghiệp như chúng tôi vô cùng gặp khó khăn về khâu đầu ra, dần dần chúng tôi phải tìm hiểu về bán hàng online, livestream để bán được hàng nhiều hơn. Giờ đây khi công nghệ dần hiện đại, có sàn thương mại điện tử, chúng tôi muốn tìm hiểu về hình thức hoạt động và cách thức tham gia. Qua buổi tập huấn ngày hôm nay, những doanh nghiệp như chúng tôi hiểu được thêm nhiều về vai trò của thương mại điện tử trong sản xuất kinh doanh và làm thế nào để phát huy thế mạnh tiềm năng của sản phẩm”.

CheckVN tự hào là giải pháp công nghệ chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Được sự ủng hộ và tin tưởng của khách hàng, CheckVN được rất nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sản xuất lựa chọn làm giải pháp chuyển đổi số nhằm phát huy tối đa nguồn lực sản xuất, chuỗi liên kết cung – cầu, góp phần phát triển nền kinh tế cho nước nhà.

Chia sẻ bài viết

Xuất khẩu tôm sang Australia tăng hơn 50%
Nuôi lợn đen bản địa, cung không đủ cầu

Bài viết mới nhất