2 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm gần 19% so với cùng kỳ năm trước trong khi xuất khẩu sang Mỹ, các nước châu Âu (EU) tăng mạnh. Các chuyên gia đánh giá đây là sự chuyển dịch thị trường có tính tích cực của ngành rau quả.
Trong bối cảnh xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc gặp khó, nhiều doanh nghiệp Việt bắt đầu chuyển hướng và tìm kiếm các thị trường mới để thay thế, theo báo Tiền Phong.
Ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc CTCP Vinamit cho biết Trung Quốc vẫn kiên trì với mục tiêu “Zero COVID” nên ngày càng khắt khe hơn trong việc kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc, bao bì… khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sang thị trường này gặp khó.
Vinamit đã có hơn 20 năm kinh nghiệm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với sự chuẩn bị kỹ về vùng trồng, khu sơ chế, đóng gói, chế biến…, song việc kiểm soát dịch bệnh quá chặt ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các đơn hàng của doanh nghiệp.
Theo ông Viên, khó khăn ở thị trường Trung Quốc chính là động lực để doanh nghiệp đa dạng và khai thác các thị trường mới, đặc biệt ở Mỹ và châu Âu.
“Từ đầu năm đến nay, các đơn hàng của công ty sang châu Âu tăng nhanh. Đến nay, công ty đã ký kết xuất khẩu nhiều sản phẩm mít, trái cây, rau củ chế biến sang EU và dự kiến thâm nhập sâu hơn trong thời gian tới”, ông Viên nói.
Doanh nghiệp rau quả gia tăng thị phần ở EU nhờ EVFTA
Còn theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc CTCP Vina T&T, rau quả Việt Nam có rất nhiều cơ hội tại thị trường EU bởi Việt Nam là nước duy nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có hiệp định thương mại tự do với EU.
Đặc biệt, sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, thuế suất một số loại rau, quả của Việt Nam vào EU được giảm về 0%, tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các nước trong khu vực.
Đại diện Vina T&T cho biết EU có các tiêu chuẩn rất khắt khe, song nếu doanh nghiệp đáp ứng được, việc chiếm lĩnh thị phần không quá khó.
Ở EU, Vina T&T không gặp nhiều đối thủ cạnh tranh do công ty đã có đầy đủ các chứng nhận như Global GAP, HACCP (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm) và SMETA (chứng nhận Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội) nên việc đàm phán bán hàng diễn ra thuận lợi. Từ đầu năm đến nay, lượng rau quả của công ty xuất sang EU tăng mạnh, nhất là bưởi, dừa và thanh long.
Ở góc độ hiệp hội, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang có sự chuyển dịch rõ nét.
Nhiều năm qua, Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam (chiếm 65-80% tổng kim ngạch ngành hàng này). Thế nhưng, trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm gần 19% so với cùng kỳ năm trước (chỉ đạt 260 triệu USD).
Trong khi đó, xuất khẩu rau quả sang Mỹ tăng gần 70%, đạt 46 triệu USD); Hàn Quốc tăng gần 32%, đạt 25 triệu USD; Nhật Bản tăng 12%, đạt 23 triệu USD)… Cùng với đó, xuất khẩu rau quả sang Australia tăng 45%, Hà Lan tăng 51,5%…
Đại diện Vinafruit nhận định đây là sự chuyển dịch thị trường có tính tích cực của ngành rau quả. Và Mỹ, EU, Australia, Anh, Nhật Ban, Canada…là những thị trường đang được đánh giá rất tiềm năng của ngành rau quả trong năm 2022.
Nguồn bài viết: Xem chi tiết
Bài viết mới nhất
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gố ...
Chống giả trong thương mại điện tử
Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả và hà ...
Cứ mùa mưa đến, loại đặc sản mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang
Mưa đến, cũng là thời điểm nhà vườn ở núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh ...
CheckVN: Giải pháp chống giả điện tử hàng đầu tại Việt Nam
Vấn nạn hàng giả tại Việt Nam Hàng giả, hàng nhái là vấn đề ngày ...