Bước sang tháng 7, giá heo hơi bất ngờ tăng bật 5.000 – 10.000 đồng/kg so với đầu tháng trước, lên 63.000 – 70.000 đồng/kg. Song, người chăn nuôi chưa thể yên tâm tăng đàn vì giá thức ăn vẫn ở mức cao.
Đến giữa tháng 7, giá heo hơi nhích dần lên 63.000 – 70.000 đồng/kg, tăng 25 – 40% so với đầu năm. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp và người chăn nuôi sau một thời gian dài giá heo đi ngang.
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho rằng trong thời gian tới, giá heo hơi sẽ ổn định ở mức 70.000 đồng/kg theo mặt bằng chung của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia.
Còn theo phân tích của KBSV, giá heo hơi trong năm 2022 sẽ dao động ở mức 60.000 – 70.000 đồng/kg khi nhu cầu ăn uống ổn định, trong khi nguồn cung thịt heo giảm do tỷ lệ tái đàn đầu năm 2022 ở mức thấp vì liên quan đến các yếu tố dịch tả heo, giá cám cao tác động tiêu cực tới tâm lý của các hộ chăn nuôi.
Giá heo bắt đầu khởi sắc, người nông dân vẫn chưa thể yên tâm vì ngành chăn nuôi luôn bấp bênh, giá thức ăn chăn nuôi vẫn leo thang dù nguyên liệu đang có xu hướng hạ nhiệt.
Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đầu tháng 7, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo xu hướng giảm 0,3 – 5,5% so với tháng 6 nhưng giá thức ăn chăn nuôi vẫn tăng 0,3 – 1,4% do một số doanh nghiệp chưa tăng giá trong tháng 5, 6 phải sử dụng nguyên liệu thức ăn giá cao nhập trước đó.
Kể từ đầu năm đến nay, giá thức ăn hỗn hợp đã có 6 đợt tăng liên tiếp, nâng giá thành sản xuất heo thịt lên tới 60.000 đồng/kg.
Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Quang Thụy, người chăn nuôi ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai cho biết: “Doanh nghiệp lấy lý do giá nguyên liệu tăng để điều chỉnh giá. Nhưng gần đây nguyên liệu đã hạ nhiệt, sao giá thức ăn vẫn tăng? Tôi cho rằng cơ quan nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ hơn giá thức ăn chăn nuôi, vật tư đầu vào, giá lên có chừng mực thôi, lên cao quá nông dân sao chịu nổi”.
Ông Thụy cho biết kể từ đầu năm 2021 đến nay chăn nuôi heo gần như không có lãi vì dịch bệnh COVID-19 và dịch tả heo châu Phi, kèm theo đó là gánh nặng chi phí, thức ăn chăn nuôi ngày càng nhiều. Nhiều nông hộ trong khu vực đã treo chuồng, số còn lại chỉ nuôi cầm cự.
“Trong xã tôi, nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ 20-30 nái đã bán hết heo, bỏ nghề đi làm thuê vì cám quá đắt mà giá heo cứ đi ngang. Gia đình tôi còn heo nhưng nuôi cầm cự, tổng đàn đã giảm 30-50% so với năm ngoái. Đầu tư chuồng trại mất cả đống tiền, nuôi thì lỗ quá mà nghỉ thì không đành”, ông Thụy nói.
Điều ông Thụy và nhiều người chăn nuôi mong mỏi lúc này là khi giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi sẽ nhanh chóng hạ nhiệt để nông dân có thể tiếp tục tái đàn, gỡ gạc lại lứa heo cuối năm.
Nguồn bài viết: Xem chi tiết
Bài viết mới nhất
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gố ...
Chống giả trong thương mại điện tử
Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả và hà ...
Cứ mùa mưa đến, loại đặc sản mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang
Mưa đến, cũng là thời điểm nhà vườn ở núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh ...
CheckVN: Giải pháp chống giả điện tử hàng đầu tại Việt Nam
Vấn nạn hàng giả tại Việt Nam Hàng giả, hàng nhái là vấn đề ngày ...