Việc truy xuất nguồn gốc nông sản đã và đang góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Hà Nội, đặc biệt là các mặt hàng nông lâm thủy sản trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế. Khi áp dụng truy xuất nguồn gốc nông sản, nông nghiệp Hà Nội đã tiến thêm một bước trên con đường hội nhập sâu vào chuỗi giá trị chung, giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và sức khỏe của người tiêu dùng…

Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản, thực phẩm thành phố Hà Nội cho phép kết nối trực tiếp nhà quản lý, nhà sản xuất và người tiêu dùng và hơn nữa là cho phép hiển thị thông tin truy xuất sản phẩm cả về chiều sâu và chiều rộng.

Trong năm 2020, Hà Nội tập trung nhiều hoạt động nhằm siết chặt quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) nông sản, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó, đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, tập trung có trọng tâm, trọng điểm và đột xuất vào các ngành, nhóm sản phẩm, các khâu có nguy cơ cao về ATTP. Đặc biệt, phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản và Chợ thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn thành phố.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết: Từ năm 2018 đến nay, Sở đã phối hợp với Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và Phát triển trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng, cung cấp giải pháp, phần mềm sáng chế “Quy trình xác thực chống hàng giả”.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (Sở NN&PTNT HN) Tạ Văn Tường cho biết: Từ năm 2018 đến nay, Sở NN&PTNT HN đã phối hợp với Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và Phát triển (IDE) trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng, cung cấp giải pháp, phần mềm sáng chế “Quy trình xác thực chống hàng giả”, đồng thời hoàn thành việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản, thực phẩm trên địa bàn thành phố tại địa chỉ tên miền hn.check.vn và đã chuyển hệ thống sang địa chỉ check.gov.vn thuộc sở hữu của Sở NN&PTNT HN.

Chị Phạm Thị Lý – Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển cho biết: hn.check.vn là phần mềm chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và những nhà sản xuất chân chính.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản, thực phẩm thành phố Hà Nội cho phép kết nối trực tiếp nhà quản lý, nhà sản xuất và người tiêu dùng và hơn nữa là cho phép hiển thị thông tin truy xuất sản phẩm cả về chiều sâu và chiều rộng. Thiết lập một phương thức quản trị sản xuất 4.0 bằng việc số hóa tới từng sản phẩm hàng hóa, cập nhật nhật ký sản xuất, minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử tại Việt Nam. Thực tế hiện nay, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang dần trở thành xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc, cho phép người tiêu dùng có đầy đủ thông tin từ nơi sản xuất ban đầu đến sản phẩm cuối cùng, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối. Chị Phạm Thị Lý – Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển (IDE) cho biết: hn.check.vn là phần mềm chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và những nhà sản xuất chân chính. Đó là công nghệ của người Hà Nội dùng để thiết lập, lưu giữ, số hóa, theo dõi, kiểm soát, bảo mật, xác thực thông tin về sản phẩm hàng hóa trên mạng internet diện rộng, cho phép kết nối giữa nhà sản xuất, nhà quản lý với người tiêu dùng thông qua mã phản hồi nhanh QR code và phần mềm ứng dụng trên smartphone.

“Quy trình xác thực chống hàng giả” của Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển (IDE) nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và những nhà sản xuất chân chính. 

Sản xuất tem chống hàng giả tại Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương.

Việc Hà Nội thúc đẩy truy xuất nguồn gốc nông sản được cả doanh nghiệp, nhà quản lý và người dân rất quan tâm. Về phía doanh nghiệp (DN), truy xuất nguồn gốc giúp kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi, xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa. Đây không chỉ là bước để các DN tạo sự tin tưởng nơi khách hàng mà còn là “hàng rào” bảo vệ uy tín sản phẩm và DN, qua đó giúp DN hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong cả sản xuất lẫn thương mại.

Hệ thống hn.check.vn đã hỗ trợ cho 30 quận, huyện trên toàn thành phố Hà Nội thiết lập tài khoản quản trị cho gần 3.000 doanh nghiệp, Hợp tác xã và cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản.

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước thì đây chính là công cụ hữu ích phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thị trường hàng hóa. Bên cạnh đó, truy xuất nguồn gốc nông sản cũng góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. Đối với xuất khẩu hàng hóa, truy xuất giống như hàng rào kỹ thuật, nếu không đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thì sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh. Khi áp dụng truy xuất nguồn gốc vào nông sản, tức là đã tiến thêm một bước trong việc hội nhập sâu vào chuỗi giá trị chung. Còn đối với nông sản nhập khẩu, thông qua việc truy xuất có thể kiểm soát chất lượng của các mặt hàng nhập khẩu tốt hơn, tạo được niềm tin với người tiêu dùng và sự cạnh tranh bình đẳng giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu.

Hệ thống hn.check.vn đã cấp mã truy xuất cho hơn 8.000 sản phẩm, tiến tới là 10.000 sản phẩm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm lưu thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cũng theo chị Phạm Thị Lý – Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển (IDE), việc truy xuất nguồn gốc nông sản là việc cả thế giới đã làm. Khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu với thế giới thì sẽ phải chấp nhận tất cả các “luật chơi” kể cả việc đáp ứng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc. Việc rõ ràng nguồn gốc, xuất xứ ngoài việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng còn đảm bảo tính cam kết về sự minh bạch cũng như chịu trách nhiệm về thông tin của nhà sản xuất công bố trên nội dung mã truy xuất nguồn gốc. Các thông tin này cũng chính là hàng rào kỹ thuật ngăn chặn hàng ngoại đội nốt hàng nội tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Đồng thời, cũng là thực hiện theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt và hàng Việt.

Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang dần trở thành xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc, cho phép người tiêu dùng có đầy đủ thông tin từ nơi sản xuất ban đầu đến sản phẩm cuối cùng, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối.

Khi xây dựng Kế hoạch 02/KH-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ứng dụng “Quy trình xác thực chống hàng giả” – xây dựng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018 – 2020, Hà Nội đã căn cứ vào Luật Hỗ trợ DNNVV để xây dựng hệ thống hn.check.vn. Khi tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc, các DN được quyền công khai các nội dung liên quan đến quá trình hình thành sản phẩm, giá sản phẩm, thông tin liên hệ, địa chỉ, điện thoại, xuất xứ nguồn gốc, cơ sở pháp lý… Hiện hệ thống này đã hỗ trợ cho 30 quận, huyện trên toàn Thành phố Hà Nội thiết lập tài khoản quản trị cho gần 3.000 doanh nghiệp, Hợp tác xã và cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản; cấp mã truy xuất cho hơn 8.000 sản phẩm, tiến tới là 10.000 sản phẩm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm lưu thông trên địa bàn. Đó là những con số “biết nói” và cũng là lời giải cho bài toán mà Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển (IDE) đảm nhận với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.

Phó Chi Cục trưởng phụ trách Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội Nguyễn Thị Thu Hằng (đeo kính) – Trưởng đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất và xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam.

Việt Nam nói chung, thủ đô Hà Nội nói riêng đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới và cùng với sự vận động của thị trường, yêu cầu đối với hàng hóa của người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn. Bởi vậy, việc truy xuất nguồn gốc chính là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu.

Nguồn bài viết: Xem chi tiết

Chia sẻ bài viết

CHECKVN - Giải pháp truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm an toàn
Hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc nông sản an toàn của UBND TP. Hà Nội chính thức ra mắt

Bài viết mới nhất