Theo VSSA, thời tiết thuận lợi cùng với việc Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đường mía từ Thái Lan và 5 nước ASEAN, các nhà máy cũng nâng giá mua mía cao hơn 100.000-150.000 đồng/tấn, đã tạo động lực để nông dân tăng cường đầu tư, tăng năng suất trong niên vụ 2021-2022.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết theo báo cáo của các nhà máy đường, vụ ép 2021-2022, sản lượng mía nguyên liệu tiêu thụ, đưa vào chế biến đạt hơn 7,5 triệu tấn mía, tăng gần 11,7% so với vụ 2020-2021.
Sản lượng đường sản xuất được hơn 949.200 tấn, trong đó đường sản xuất từ mía gần 746.900 tấn, còn lại là từ đường thô nhập khẩu (202.320 tấn), tăng hơn 57.000 tấn, tương đương với mức tăng 8,3% so với vụ trước đó.
Theo VSSA, niên vụ 2021-2022, giá mía nguyên liệu có tăng, người nông dân đã có tín hiệu quay trở lại với cây mía và quan tâm chăm sóc giúp năng suất tăng, nên diện tích có giảm nhưng sản lượng mía đạt xấp xỉ với niên vụ trước.
“Thời tiết thuận lợi, việc Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578 áp dụng biện pháp chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan và các nhà máy đường nâng giá mua mía cao hơn 100.000–150.000 đồng/tấn mía, là động lực để nông dân tăng cường đầu tư thâm canh, tăng năng suất mía trong niên vụ 2021-2022”, VSSA nhận định.
Tuy nhiên, do diện tích mía nguyên liệu giảm, giá đường, giá mía tăng, tình trạng tranh mua mía nguyên liệu giữa các nhà máy đường lại tái diễn ở nhiều vùng, bao gồm vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và cả Đồng bằng sông Cửu Long, dẫn tới nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực như việc “cho chữ”, “cho tạp chất”, “cho cước”, “cho nước”… của các nhà máy đường đối với nông dân và thương lái mía để tranh mua mía nguyên liệu.
Chính tình trạng tranh mua mía nguyên liệu không lành mạnh giữa các nhà máy đường thông qua chính sách “ngầm” đã và đang gián tiếp phá vỡ mối liên kết giữa các nhà máy đường với nông dân trồng mía, gây bất ổn định cho sự phát triển của các vùng mía tập trung.
Dự báo niên vụ 2022-2023, VSSA cho rằng đây sẽ là một năm khởi sắc của ngành đường Việt Nam sau khi có Quyết định số 1514 áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar trong thời hạn 5 năm.
Vụ chế biến 2022-2023, dự kiến còn 24 nhà máy đường hoạt động, bằng số nhà máy hoạt động trong vụ 2021-2022, với tổng công suất thiết kế là 122.200 tấn mía/ngày.
Thông tin từ các nhà máy cho thấy, tổng diện tích mía sẽ thu hoạch trong niên vụ 2022-2023 là 151.305 ha, sản lượng mía đưa vào chế biến là trên 8,76 triệu tấn, năng suất bình quân 66,2 tấn/ha, CCS bình quân là 10 CCS. Sản lượng đường từ mía là 870.930 tấn, tăng hơn 124.000 tấn.
Nguồn bài viết: Xem chi tiết
Bài viết mới nhất
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gố ...
Chống giả trong thương mại điện tử
Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả và hà ...
Cứ mùa mưa đến, loại đặc sản mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang
Mưa đến, cũng là thời điểm nhà vườn ở núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh ...
CheckVN: Giải pháp chống giả điện tử hàng đầu tại Việt Nam
Vấn nạn hàng giả tại Việt Nam Hàng giả, hàng nhái là vấn đề ngày ...