Bếp ăn tập thể là loại hình dịch vụ ăn uống phổ biến nhất hiện nay nơi có số lượng người tham gia ăn rất đông như tại các khu công nghiệp, xí nghiệp, bệnh viện, căng tin trường học… Ở các bếp ăn tập thể hàng ngày phục vụ ít nhất từ 200 đến 600 người/ ngày. Vì vậy nếu thực phẩm hay đồ dùng, dụng cụ nhà bếp bị nhiễm khuẩn sẽ kéo theo hàng trăm người bị ngộ độc. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của mọi người cần tăng cường hơn nữa công tác an toàn vệ sinh tại các bếp ăn tập thể. Hiện nay, nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể là rất lớn, từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sức khỏe cộng đồng. Trước tình hình trên, việc nâng cao trách nhiệm đối với mỗi đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bữa ăn tập thể là việc làm rất cấp bách và cần thiết.

Khu vực chế biến tại một bếp ăn tập thể. Ảnh: inoxhimalaya

Tại sao ở các bếp ăn tập thể lại tồn tại nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm?

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể vẫn là một trong những vấn đề nan giải: môi trường vệ sinh ở nhiều bếp ăn không đảm bảo, điều kiện vệ sinh cơ sở theo đạt theo tiêu chuẩn, quy trình chế biến thực phẩm không đạt theo những tiêu chuẩn nhất định, không thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ và đào tạo bồi dưỡng về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người.

Lò mổ công nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn. Ảnh: Báo Dân Việt

Không những thế, các bếp ăn tập thể phải sử dụng số lượng nguyên liệu đầu vào rất lớn, do đó việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng là một vấn đề quan trọng. Việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, trong khu dân cư vẫn khó khăn trong việc kiểm soát an toàn vệ sinh. Không những thế, thói quen lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc vẫn còn nhiều, tỷ lệ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản vẫn cao hơn các nước trong khu vực; việc ngăn ngừa thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả còn hạn chế.

Vậy giải pháp nào để kiểm soát được an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể?

Để đảm bảo được an toàn, trước tiên cần phải xây dựng một quy trình an toàn, từ khâu vệ sinh cơ sở, quy trình sản xuất phải đạt tiêu chuẩn nhất định. Các nhân viên bếp ăn phải được đào tạo thường xuyên những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và khám định kỳ. Ngoài ra cần kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào.

Theo chia sẻ của các chuyên gia, trong bối cảnh người tiêu dùng trong nước ngày càng cần sự minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là lương thực, thực phẩm thì “Truy xuất nguồn gốc” được coi là “chìa khóa” khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp họ yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được đảm bảo. Đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm Việt Nam.

Truy xuất nguồn gốc nông sản để đảm bảo an toàn. Ảnh: Quang Định

Việc truy xuất nguồn gốc các nguyên liệu đầu vào cho bếp ăn hết sức cần thiết, các nguyên liệu đầu vào cần được kiểm định, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng sẽ góp phần giảm tối đa nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm bếp tập thể. Đồng thời giải pháp truy xuất nguồn gốc cũng là một trong những cơ sở để các cơ quan chức năng dễ dàng kiểm soát và thẩm định được chất lượng các mặt hàng nông sản, thực phẩm, do đó hạn chế xảy ra mất an toàn vệ sinh thực phẩm ở các bếp ăn tập thể.

Checkvn – Nền tảng Số phát minh của người Việt

Chia sẻ bài viết

Mời tham gia trưng bày Ngày hội sản phẩm OCOP và sản phẩm truyền thống huyện Đông Anh
Nơi trồng chuối đủ tiêu chuẩn phục vụ những chuyến bay

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan