Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.

Sản phẩm giá trị gia tăng của Pham Nghia Food.

Khi đặt mục tiêu nâng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm cá thát lát từ 20 – 30% lên 50% khi thị trường phục hồi, Pham Nghia Food phải cân đối cung cầu 50 – 50 cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Dấu mốc quan trọng

Năm 2019, Công ty CP Thực phẩm Phạm Nghĩa (Pham Nghia Food) nằm trong danh sách 14 doanh nghiệp đầu tiên đạt chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao – Chuẩn hội nhập ngành thực phẩm. Đây là dấu mốc quan trọng vì có những lời mời hợp tác từ các đối tác xuất khẩu tại Mỹ, Canada, Úc và Nhật. Liên tiếp hai năm sau đó, Phạm Nghĩa Food ghi nhận thành công ở một số thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe.

Ông Phạm Trọng Nghĩa, CEO Pham Nghia Food, ở phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ, nhận xét: Đạt chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao – Chuẩn hội nhập rồi thì việc chuẩn hóa đội hình vẫn phải tiếp tục để thích ứng sự chuyển động của thị trường nội địa và xuất khẩu.

Điều tâm đắc nhất đối với ông là mạnh dạn cơ cấu lại bộ máy. Bây giờ, Pham Nghia Food có hẳn bộ phận quản lý chất lượng, tiêu chuẩn; bộ phận R&D và bộ phận thị trường trong nước – quốc tế với lực lượng trẻ, năng động.

Chuẩn hóa từ các phòng ban cho đến vùng nuôi, quy trình chế biến là mục tiêu theo đuổi trong suốt mấy năm nay, không hề đơn giản chút nào. Càng khó khăn hơn khi phải xây dựng vùng nuôi tại tỉnh Sóc Trăng (đạt tiêu chuẩn VietGAP) và vùng nuôi rộng 11ha tại huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) – đạt chuẩn GlobalGAP (năm 2021). Nhờ chuẩn hóa đội ngũ, các nhóm công tác đã hướng dẫn người nuôi thực hiện quy chuẩn, tham gia nghiên cứu phát triển sản phẩm, cùng các chuyên gia của trường Đại học Cần Thơ, Vườn ươm Việt – Hàn (KVIP) thực hiện các đề tài/dự án nghiên cứu ứng dụng KH-CN tốt hơn.

Làm mới sản phẩm

Hậu Giang là nơi phát triển ý tưởng thương mại hóa dòng cá thát lát mạnh và đồng bộ hơn các nơi khác. Tuy nhiên, dù là loài cá nước ngọt có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe; cấu trúc thịt dẻo, dai và rất thơm khi chế biến thành thực phẩm tươi, muối hoặc đông lạnh, được nhiều người ưa chuộng…, nhưng luôn cần có sự đầu tư chế biến giá trị gia tăng và làm mới sản phẩm.

Hiện nay, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát. Chả cá thát lát, chả cá thát lát tươi, chả cá thát lát rút xương Kim Sa là 3 sản phẩm đạt OCOP 4 sao (năm 2021). Đặc biệt, chả cá thát lát rút xương Kim Sa được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.

Năm nay, Pham Nghia Food có thêm sản phẩm chà bông thượng hạng, mở ra hướng đi mới cho các dòng sản phẩm gia tăng dinh dưỡng , tiện dụng từ cá lóc, lươn, ếch, tôm… Tại 63 tỉnh, thành với hơn 70 nhà phân phối/đại lý và các hệ thống siêu thị lớn trong nước đều có sản phẩm của Pham Nghia Food.

“Ước mơ của tôi là làm sao có nhiều hơn nữa sản phẩm giá trị gia tăng từ nguồn thủy sản đồng bằng vì dư địa còn rất bao la”, ông Nghĩa nói.

Theo đuổi mục tiêu

Khởi nghiệp vào năm 2015, hảnh trình tự tìm nguồn cá thát lát từ nhiều nơi, tự tìm hiểu quy trình nuôi cá thát lát tại Sóc Trăng, Hậu Giang và thuyết phục người dân liên kết thành vùng nuôi đúng chuẩn…, tới nay ông Nghĩa rút ra bài học: “Yếu tố quyết định là phải giữ đúng cam kết tiêu thụ và sự chọn lựa công nghệ chế biến của Nhật Bản để làm sản phẩm giá trị gia tăng đã bảo đảm 2 điều kiện – vừa tiêu thụ nguyên liệu đúng cam kết vừa nâng cao chất lượng, cung ứng cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu”.

Vùng nuôi đạt chuẩn GlobalGAP của Pham Nghia Food tại huyện Thới Lai (thành phố Cần Thơ)

Nguồn nguyên liệu hợp chuẩn, nhà máy đạt chuẩn HACCP, thu mua – cung ứng có trách nhiệm với người nuôi, khách hàng là 3 hoạt động trọng tâm của Pham Nghia Food trong thời gian qua. Hiện nay, Nhà máy tập trung cải tiến bao bì theo hướng thân thiện môi trường, thay thế bọc ni lông là những chuyển biến được khách hàng quốc tế chú ý, khích lệ.

Mỗi ngày chế biến cung ứng thị trường 5 – 10 tấn thành phẩm, chủ lực vẫn là cá thát lát, nhưng chưa hài lòng, Pham Nghia Food đang đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ nguồn thủy, hải sản của ĐBSCL.

Nguồn bài viết: Xem chi tiết

Chia sẻ bài viết

Nhập khẩu điều tháng 3 tăng gần 4 lần, phần lớn đến từ Campuchia
CHECKVN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN CONTENT MARKETING

Bài viết mới nhất