Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được hoàn thiện phần mềm, có địa chỉ website: https://qn.check.net.vn/.
Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh này đã được Sở NN&PTNT Quảng Ninh triển khai từ năm 2019 để góp phần xây dựng chuỗi sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo minh bạch nguồn gốc xuất xứ nông sản, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Đến nay, hệ thống đã được hoàn thiện phần mềm, có địa chỉ website: https://qn.check.net.vn/. Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT Quảng Ninh và đơn vị tư vấn đã tiến hành thu thập, số hóa, cập nhật dữ liệu của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bản tỉnh lên hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất.
Hiện tại, đã có 164 sản phẩm của 23 cơ sở đủ điều kiện cấp phát tem truy xuất nguồn gốc. Cùng với đó, thiết kế 2 loại tem truy xuất, gồm 1 tem chứa 1 mã QR và 1 tem có chức năng chống giả, đã in 90.000 tem truy xuất các loại. Bên cạnh đó, Sở cũng tổ chức giới thiệu, tuyên truyền các tính năng, hướng dẫn sử dụng phần mềm hệ thống truy xuất trên website và các thiết bị di động. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ NN&PTNT) để đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất của tỉnh Quảng Ninh vào hệ thống truy xuất của Bộ.
Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được hoàn thiện phần mềm, có địa chỉ website: https://qn.check.net.vn/.
Sở NN&PTNT Quảng Ninh và đơn vị tư vấn sẽ tiếp tục thu thập thông tin, số hóa, cập nhật dữ liệu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, đảm bảo theo tiến độ đến hết năm 2020 đạt 250 sản phẩm; tổ chức cấp phát 90.000 tem truy xuất in năm 2019; tiếp tục in ấn và cấp phát 135.000 tem truy xuất in theo kế hoạch đối với 150 sản phẩm cập nhật năm 2020.
Cùng với đó, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và đơn vị tư vấn hoàn thiện phần mềm của Quảng Ninh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; xây dựng Quy chế phối hợp quản lý phần mềm hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh.
Trước đó vào cuối năm 2018, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành văn bản số 193/KH-UBND về xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh.
Mục đích của kế hoạch nhằm tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm chủ lực, sản phẩm thuộc chương trình OCOP, chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn được sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn tỉnh; là công cụ hữu hiệu phục vụ công tác thống kê, xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết và phân phối sản phẩm trên thị trường, góp phần tạo nên một cổng thông tin minh bạch về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
Người dân mua hàng tại hội chợ OCOP Quảng Ninh.
Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm bằng phương thức điện tử giúp các cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng phát huy quyền giám sát, kiểm tra; dễ dàng xác minh nguồn gốc sản phẩm, phát hiện kịp thời hàng giả, hàng không có nguồn gốc hợp pháp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp sức khỏe người tiêu dùng.
Thời gian thực hiện từ năm 2018-2020. Cụ thể, năm 2018 sẽ xây dựng và phê duyệt ban hành Kế hoạch triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh. Năm 2019 xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, hệ thống phần cứng cùng hạ tầng bảo quản thiết bị; thu thập dữ liệu, biên tập và nhập dữ liệu lên hệ thống web. Năm 2020 tiếp tục vận hành, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn. Phấn đấu 100% sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực, sản phẩm chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản thực phẩm an toàn, sản phẩm trong chương trình OCOP Quảng Ninh được sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn ứng dụng CNTT truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QR-code.
Từ năm 2021 trở đi sẽ bàn giao các tài khoản quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm cho các đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân để tiếp tục vận hành, khai thác, sử dụng và phát triển đưa các loại sản phẩm khác, tổ chức, cá nhân khác tham gia vào hệ thống quản lý.
Các nhiệm vụ chủ yếu cần triển khai gồm có thiết lập Module phần mềm có giao diện riêng cho “Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”; cập nhật, biên tập, đưa dữ liệu lên Hệ thống và quản trị hệ thống; thiết kế, in tem mã QR-code số hóa thông tin, xác thực chống hàng giả; đào tạo, tập huấn, hướng dẫn sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh.
Nguồn bài viết : Xem tại đây
Bài viết mới nhất
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gố ...
Chống giả trong thương mại điện tử
Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả và hà ...
Cứ mùa mưa đến, loại đặc sản mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang
Mưa đến, cũng là thời điểm nhà vườn ở núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh ...
CheckVN: Giải pháp chống giả điện tử hàng đầu tại Việt Nam
Vấn nạn hàng giả tại Việt Nam Hàng giả, hàng nhái là vấn đề ngày ...