Sau hơn 10 tháng chăm sóc, “thủ phủ” cam Khe Mây, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bước vào chính vụ thu hoạch, đem lại doanh thu tiền trăm, bạc tỷ cho người sản xuất.
Hương Khê là mảnh đất đứng đầu bảng tỉnh Hà Tĩnh về phát triển cây ăn quả có múi. Riêng cây cam, đến thời điểm này đã trồng được hơn 2.000 ha, trong đó gần 1.700 ha đã cho thu hoạch, với sản lượng gần 16.500 tấn.
Những ngày này, tại xã Hương Đô, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) nơi được biết đến với đặc sản cam Khe Mây, bà con đang hối hả thu hoạch bán cho thương lái đem đi các siêu thị, cửa hàng kinh doanh trong tỉnh. Đồng thời, xuất bán cho khách hàng từ Hà Nội đến Vinh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh làm quà biếu.
Anh Đinh Công Việt Minh, trú xã Hương Đô chia sẻ, gia đình anh có thâm niên trồng cam hơn 30 năm. Trang trại của anh hiện có hơn 1.000 gốc cam các loại V2, Xã Đoài…
Năm nay không hạn nặng, cây được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bao quả tốt nên ước năng suất đạt khoảng 90 tấn, cao hơn trung bình nhiều năm trước.
“Giá cam chúng tôi đang bán tại vườn giao động từ 60.000 đến 90.000đ/kg. Với sản lượng trên ước lợi nhuận năm nay cũng đến tiền tỷ”, anh Minh nói.
Theo người dân, vùng Khe Mây đất đai, thổ nhưỡng rất đặc biệt, không địa phương nào có được nên cam trồng ở Khe Mây có vị ngọt đậm, thanh mát, rất được khách hàng ưa chuộng.
Tuy vậy, màu sắc của cam Khe Mây không được căng bóng, vàng mượt như cam ở các vùng khác nên giá bán chưa được như mong muốn của bà con.
Theo ông Khánh, trú xã Hương Đô, việc chăm sóc cam đòi hỏi phải rất tỉ mẩn, cẩn thận. Đặc biệt là khâu bón phân hữu cơ, mắc màn cho cây nhằm tăng tuổi thọ cho cây cam.
Trong quá trình sản xuất những quả cam bị thối hoặc vỏ cam phải được dọn sạch, không vứt dưới gốc cây đề phòng các vật chủ gây hại cho cây như nấm, côn trùng.
Chủ tịch UBND xã Hương Đô, ông Nguyễn Hồng Sơn cho hay, toàn xã có hơn 320 ha cam. Năm nay sản lượng chỉ được một số vườn cao hơn năm ngoài, còn bình quân chung hầu như sụt giảm, tuy nhiên giá thành cao nên người dân cũng rất phấn khởi.
Cam Khe Mây đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu, góp phần xây dựng và bảo vệ thương hiệu đặc sản của địa phương.
Những năm gần đây, trên địa bàn Hương Khê hình thành nhiều mô hình sản xuất cam VietGAP liên kết với các thương lái để đảm bảo ổn định đầu ra, giá cả. Cam Khe Mây trước khi xuất bán ra thị trường đều được dán tem truy xuất nguồn gốc.
Nguồn bài viết: Xem chi tiết
Bài viết mới nhất
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gố ...
Chống giả trong thương mại điện tử
Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả và hà ...
Cứ mùa mưa đến, loại đặc sản mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang
Mưa đến, cũng là thời điểm nhà vườn ở núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh ...
CheckVN: Giải pháp chống giả điện tử hàng đầu tại Việt Nam
Vấn nạn hàng giả tại Việt Nam Hàng giả, hàng nhái là vấn đề ngày ...