Huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng) đang tổ chức sản xuất 70ha sầu riêng hữu cơ và dự kiến cung ứng ra thị trường 700 tấn sản phẩm vào 2025.

Huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) có khoảng 4.500ha sầu riêng, trong đó có khoảng 800ha được sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và nhiều mô hình trong số này sản xuất theo hướng hữu cơ.

Huyện Đạ Huoai có khoảng 4.500ha sầu riêng, trong đó có 2.000ha đang cho kinh doanh.

Tổng sản lượng sầu riêng của huyện đạt từ 25.000-30.000 tấn/năm

Ông Phạm Quang Chiến, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đạ Huoai cho hay, điều đặc biệt là hiện nay người dân đang từng bước hình thành thói quen sử dụng các loại phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học nên đây sẽ là điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển sầu riêng hữu cơ.

Ngành nông nghiệp huyện Đạ Huoai lên kế hoạch phát triển 70ha sầu riêng hữu cơ tại xã Hà Lâm trong giai đoạn 2020-2025. Toàn bộ diện tích này sẽ được chứng nhận theo các tiêu chuẩn hữu cơ trong nước và quốc tế. Ngành nông nghiệp huyện Đạ Huoai cũng hướng đến sản lượng sản phẩm sầu riêng hữu cơ đạt 700 tấn vào năm 2025 và trên 90% sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định.

Ngành nông nghiệp huyện Đạ Huoai lên kế hoạch phát triển 70ha sầu riêng

hữu cơ tại xã Hà Lâm trong giai đoạn 2020-2025

Hiện nay, ngành nông nghiệp huyện Đạ Huoai đã tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất nông nghiệp tại địa bàn và tổ chức xây dựng mô hình sầu riêng hữu cơ tại xã Hà Lâm. Cùng với đó là xây dựng quy trình sản xuất sầu riêng hữu cơ theo hướng ứng dụng công nghệ cao kết hợp với phát huy kinh nghiệm canh tác truyền thống. Ngành nông nghiệp cũng tổ chức sản xuất sầu riêng hữu cơ gắn với chuỗi giá trị cho sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng, giảm chi phí đầu vào.

Ông Phạm Quang Chiến, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đạ Huoai cho biết, trong giai đoạn 2021-2023, ngành nông nghiệp tập trung xây dựng các mô hình để nhân rộng trong giai đoạn 2024-2025. Đối với các mô hình này, Nhà nước hỗ trợ khoảng 70% chi phí vật tư đầu vào như phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc, bẫy côn trùng quản lý sinh vật gây hại và các loại chế phẩm cải tạo đất.

Đồng thời huyện Đạ Huoai cũng hỗ trợ người dân, các tổ chức nông dân xây dựng mô hình sơ chế, bảo quản sản phẩm sầu riêng hữu cơ. Đối với hạng mục này, ngành nông nghiệp sẽ triển khai vào năm 2023 với mức hỗ trợ 40% về chi phí về máy móc, trang thiết bị phục vụ cho quy trình sơ chế, chế biến, bảo quản.

Giai đoạn 2020-2025, huyện Đạ Huoai phát triển 70ha sầu riêng

hữu cơ tại xã Hà Lâm và dự kiến tung ra thị trường 700 tấn sản phẩm

Trong giai đoạn 2022-2023, Phòng NN-PTNT huyện Đạ Huoai phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Lâm Đồng triển khai hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đang thực hiện sản xuất sầu riêng hữu cơ xây dựng liên kết, hình thành các chuỗi liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

“Chúng tôi cũng hỗ trợ kinh phí để cấp 5 giấy chứng nhận hữu cơ theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế cho các mô hình sầu riêng đạt tiêu chuẩn. Đồng thời hỗ trợ về quản lý truy xuất nguồn gốc và xây dựng mã số vùng trồng cho các sản phẩm”, ông Phạm Quang Chiến, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đạ Huoai cho hay.

Cùng với việc xây dựng các mô hình, chuỗi liên kết sản xuất sầu riêng hữu cơ, ngành nông nghiệp huyện Đạ Huoai cũng lên kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Điều này giúp các sản phẩm sầu riêng hữu cơ có cơ hội tìm kiếm, mở rộng thị trường.

Nguồn bài viết: Xem chi tiết

Chia sẻ bài viết

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tiếp tục vượt Thái Lan trong năm nay?
Xuất khẩu tôm chuẩn bị bước vào giai đoạn thoái trào sau nửa đầu năm 2022 bùng nổ?

Bài viết mới nhất