Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP) có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực; gia tăng giá trị; phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp theo chuỗi giá trị; và là một trong những giải pháp quan trọng để hỗ trợ.
Mục tiêu của chương trình OCOP: Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn; Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.
Bản chất của Chương trình OCOP là nâng cao chất lượng của sản phẩm cho các địa phương, từ đó vươn ra thị trường rộng lớn. Do đó Chương trình OCOP sẽ góp phần quan trọng đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của địa phương, đặc biệt trong giai đoạn các địa phương đang xây dựng xã nông thôn mới và nâng cao lên nông thôn mới kiểu mẫu.
Khi sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn sẽ tạo được uy tín và thương hiệu. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh toàn cầu hóa. Đồng thời, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất”, trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM. Cũng thông qua phát triển sản xuất, góp phần thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố); bảo vệ môi trường; bảo tồn, phát huy bản sắc và các giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.
Sau nhiều năm triển khai, chương trình OCOP bước đầu đã thu hút nhiều chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và cá nhân tham gia, qua đó giúp các địa phương tìm kiếm, phát triển được nhiều sản phẩm hàng hóa đặc trưng, có thế mạnh. Tuy nhiên, việc đưa các sản phẩm OCOP rộng rãi ra thị trường, nhất là vào hệ thống kênh bán lẻ, tiêu thụ hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn.
Nếu như trước đây, các sản phẩm địa phương hầu như chỉ dừng lại ở sự “nổi tiếng” trong phạm vi hẹp và chỉ tiêu thụ ở khu vực thì hiện nay, nhiều sản phẩm sau khi được xếp hạng là sản phẩm OCOP đã dần vươn ra thị trường lớn hơn, mang lại giá trị gia tăng cao. Các sản phẩm OCOP tiêu biểu cho các địa phương bước đầu đã mang lại lợi ích cho cộng động và được người tiêu dùng đánh giá cao. Tuy nhiên, nút thắt lớn nhất hiện nay khiến cho các sản phẩm OCOP của tỉnh ta chưa thể vươn xa, tạo dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường lớn là vấn đề liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là việc đưa vào hệ thống kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, các cửa hàng bán lẻ lớn trong và ngoài tỉnh còn còn hạn chế.
OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, vì vậy việc tìm kiếm, đánh giá, gắn sao cho sản phẩm OCOP mới chỉ bước đầu. Khâu quan trọng là xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm, đưa sản phẩm vào các hệ thống phân phối, bán lẻ, có như vậy chuỗi giá trị mới thực sự tồn tại và phát triển. Thế nhưng, đây vẫn còn là điểm yếu của các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh ta.
Mong muốn của các hộ sản xuất kinh doanh sản phẩm được gắn sao OCOP là sản phẩm của họ được kết nối, tiêu thụ ở các cửa hàng, siêu thị trong và ngoại tỉnh; được các trường học, nhà hàng, khách sạn chọn lựa làm thực phẩm. Điều này, rất cần sự đồng hành, chung sức của các cấp, các ngành, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ.
Không chỉ các hộ sản xuất nhỏ lẻ, mà các HTX hay các doanh nghiệp, công ty TNHH có sản phẩm được gắn sao OCOP cũng gặp khó trong việc tìm đầu ra cho các sản phẩm của mình. “Nút thắt” lớn nhất hiện nay khiến cho các sản phẩm OCOP chưa thể vươn xa, tạo dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường lớn là vấn đề liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là việc đưa vào hệ thống kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, các cửa hàng bán lẻ lớn trong và ngoài tỉnh.
Nguyên nhân do các chủ thể tham gia OCOP đều là các hộ sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô sản xuất nhỏ nên rất khó kết nối với các siêu thị và chuỗi bán lẻ. Các sản phẩm OCOP tuy có chất lượng tốt, có tiềm năng phát triển, song hầu như việc xây dựng và nâng tầm thương hiệu, bao bì, nhãn mác chưa bắt mắt và tạo ra sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng… chưa được quan tâm đúng mức.
Để sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh lựa chọn và vươn tầm quốc tế, cần có các giải pháp mạnh mẽ:
-
-
-
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn, phát triển làng nghề, cải thiện và nâng cao đời sống cho bà con nông dân.
- Công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, kích cầu tiêu dùng sản phẩm OCOP. Trong các chương trình xúc tiến thương mại, việc kích cầu tiêu dùng sản phẩm OCOP xuất hiện ở nhiều hoạt động khác nhau như lồng ghép vào Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm thương mại; các Hội nghị kết nối cung cầu quy mô vùng và quốc gia; chương trình đưa hàng Việt về nông thôn; chương trình đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối nước ngoài; Tạo ra các không gian, môi trường thuận lợi kết nối người sản xuất và người phân phối, thông qua các hoạt động tổ chức các đoàn đi kết nối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh và các tỉnh bạn trong cẩ nước…
- Ngành Nông nghiệp phối hợp với các ngành liên quan, các địa phương tập trung hỗ trợ các chủ thể về khoa học kỹ thuật để sản xuất sản phẩm theo hướng an toàn, hoàn thiện thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, hoàn thiện về mẫu mã, bao bì… để bảo đảm đủ điều kiện đưa hàng vào siêu thị theo yêu cầu của nhà phân phối.
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất cũng phải thay đổi tư duy, phương thức sản xuất hàng hóa để đáp ứng các điều kiện tối thiểu nhất của siêu thị, hệ thống bán lẻ hiện đại và hướng tới xuất khẩu sản phẩm OCOP.
-
-
Ngày hội đặc sản OCOP Hà Nội. Ảnh: Báo Hà Nội mới.
Chương trình OCOP đã giúp tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, góp phần khai thác được nguyên liệu sẵn có ở các địa phương, đồng thời, tạo thêm được nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Việc thúc đẩy kết nối tiêu thụ, đưa sản phẩm OCOP của tỉnh phân bố rộng rãi trên thị trường sẽ tạo động lực kích thích để các chủ thể tích cực đầu tư mở rộng quy mô, đa dạng sản phẩm để chương trình OCOP thực sự mang lại ý nghĩa thiết thực./.
CHECKVN – NỀN TẢNG SỐ – PHÁT MINH CỦA NGƯỜI VIỆT
Bài viết mới nhất
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gố ...
Chống giả trong thương mại điện tử
Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả và hà ...
Cứ mùa mưa đến, loại đặc sản mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang
Mưa đến, cũng là thời điểm nhà vườn ở núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh ...
CheckVN: Giải pháp chống giả điện tử hàng đầu tại Việt Nam
Vấn nạn hàng giả tại Việt Nam Hàng giả, hàng nhái là vấn đề ngày ...