Giữa rừng sản phẩm na ná nhau để trở thành người tiêu dùng thông minh là điều rất khó nếu không có những công cụ hiện đại mà QR Code là một ví dụ:
Kiểm tra nguồn gốc nông sản bằng điện thoại thông minh. Ảnh: TL.
Sở NN-PTNT Hà Nội thời gian qua đã phối hợp với Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển (IDE) cung cấp giải pháp, phần mềm sáng chế “Quy trình xác thực chống hàng giả” bằng công nghệ CheckVN.
Đến nay, hệ thống truy xuất nguồn gốc này đã hỗ trợ, hướng dẫn và cấp tài khoản tham gia quản lý và duy trì hệ thống quản lý cho gần 3.000 cơ sở là các HTX, cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, đóng gói nông sản; 766 cửa hàng kinh doanh trái cây đã được cấp biển nhận diện trái cây an toàn.
Đã hoàn thiện thủ tục quản lý và minh bạch thông tin của 653 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, 238 doanh nghiệp trên 35 tỉnh thành phố với 8.702 bộ mã truy xuất nguồn gốc.
Nhờ đó, góp phần đạt chỉ tiêu 80% sản phẩm của 141 chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông lâm thủy sản an toàn đã sử dụng mã QR Code truy xuất nguồn gốc khi lưu thông ra thị trường. 80,5% các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành đã sử dụng mã QR Code truy xuất nguồn gốc.
Hệ thống này còn đang được mở rộng đối với cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm theo chuỗi, các vùng trồng cây chủ lực của thành phố và các địa phương liên kết tiêu thụ sản xuất an toàn với Hà Nội.
Một số huyện như huyện Chương Mỹ, Đông Anh, Mê Linh, Phúc Thọ, Ba Vì… đã chủ động phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai để tích hợp trên hệ thống chung toàn thành phố. Đặc biệt, huyện Mỹ Đức cũng đã đưa toàn bộ sản lượng rau sắng trên diện tích gần 50ha thuộc xã Hương Sơn tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc, lập chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ và bán các sản phẩm tại 4 điểm truy xuất nguồn gốc để quản lý thương hiệu tập thể “Rau sắng Chùa Hương”.
Ngoài tự sản xuất, Hà Nội cần nhập một lượng lớn nông sản từ các tỉnh, thành. Hiện nay sản phẩm của 35 tỉnh thành phố trong đó 18/21 tỉnh thành phố khu vực phía Bắc trong Ban điều phối cung ứng chuỗi rau thịt cho thành phố Hà Nội đã tham gia “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm sản thực phẩm của thành phố Hà Nội”.
Tiêu biểu có thể kể đến vải thiều Thanh Hà của tỉnh Hải Dương, rau hoa quả của tỉnh Vĩnh Phúc, Cam Cao Phong của tỉnh Hòa Bình, Gạo thơm Hải Hậu của tỉnh Nam Định… Các tỉnh Hòa Bình, Hưng Yên, Quảng Ninh đã ứng dụng giải pháp CheckVN xây dựng hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc nông
Cam Canh, một đặc sản của TP. Hà Nội. Ảnh: TL
Năm 2019, Sở NN-PTNT Hà Nội đã thí điểm hỗ trợ cho 5 cơ sở tham gia hệ thống truy xuất nguồn để ứng dụng phần mềm trong việc quản lý luồng di chuyển của sản phẩm. Cho đến nay, nhiều doanh nghiệp trên đại bàn thành phố đang ứng dụng thành công bộ giải pháp này trong việc quản trị doanh nghiệp và quản lý, điều nghiên thị trường như: Chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam-NM Chế Biến Sản phẩm thịt Hà Nội, HTX Bưởi Núi Bé (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), HTX Nông nghiệp Hữu cơ Tàm Xá, HTX Nông nghiệp Hữu cơ Tiên Dương (huyện Đông Anh, Hà Nội)…
Bên cạnh những thành công bước đầu ấy vẫn còn một số tồn tại khó khăn như sau: Hệ thống quy định pháp luật, văn bản, tài liệu hướng dẫn về cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu về truy xuất nguồn gốc còn chưa cụ thể. Việc nâng cao nhận thức của xã hội vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Công tác tuyên truyền, phổ biến cho doanh nghiệp, cơ sở về hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm sản và đăng ký mã QR Code cho sản phẩm còn gặp khó khăn do họ chưa nhận thức được những lợi ích và hiệu quả. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đối với người tiêu dùng bước đầu đang được triển khai tuy nhiên nhận thức còn nhiều hạn chế nên còn chậm, hiệu quả chưa cao.
Một số lượng lớn sản phẩm nông lâm thủy sản được bán tại các chợ truyền thống, cửa hàng kinh doanh…được lấy từ những hộ kinh doanh tại chợ đầu mối tuy nhiên Ban quản lý chợ đầu mối còn hạn chế trong việc kiểm tra, giám sát về việc tuân thủ an toàn thực phẩm. Thêm vào đó, các hộ kinh doanh tại chợ chưa quan tâm tới việc lưu giữ hóa đơn, chứng từ để chứng minh được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm của mình…
Đinh Thanh Huyền (nongnghiep.vn)
Bài viết mới nhất
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gố ...
Chống giả trong thương mại điện tử
Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả và hà ...
Cứ mùa mưa đến, loại đặc sản mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang
Mưa đến, cũng là thời điểm nhà vườn ở núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh ...
CheckVN: Giải pháp chống giả điện tử hàng đầu tại Việt Nam
Vấn nạn hàng giả tại Việt Nam Hàng giả, hàng nhái là vấn đề ngày ...