Được bảo hộ nhãn hiệu tập thể và đủ tiêu chuẩn tham gia Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm là tiền đề để Rau Sắng Chùa Hương trở thành một loại hàng hóa có giá trị thương mại cao.
Ngày 16 tháng 4 năm 2019, UBND xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị Công bố Giấy chứng nhận nhãn hiệu “Rau Sắng Chùa Hương”.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể đối với Rau Sắng Chùa Hương có số 303102, được Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học & Công nghệ cấp cho Hội nông dân xã Hương Sơn theo quyết định số 48756/QĐ-SHTT ban hành ngày 10/7/2018. Buổi lễ đánh dấu kết quả tốt đẹp của những nỗ lực to lớn của chính quyền và nhân dân xã Hương Sơn trong quá trình đáp ứng các điều kiện để Rau Sắng có thể được bảo hộ sở hữu trí tuệ, tạo cơ sở phát triển thương hiệu “Rau Sắng Chùa Hương” trở thành sản phẩm có thương hiệu mạnh.
Rau Sắng Chùa Hương được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Bên cạnh việc đăng ký nhãn hiệu tập thể, Hội Nông dân xã Hương Sơn còn chú trọng tới vấn đề truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm Rau Sắng Chùa Hương. Trước thềm Lễ hội Chùa Hương năm 2019, được sự giúp đỡ, hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội và các nhà khoa học của Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển (IDE), “Rau sắng Chùa Hương” đã đủ tiêu chuẩn tham gia Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội tại địa chỉ tên miền Hn.check.net.vn, gắn mã truy xuất nguồn gốc và tem chống giả, bao gói quy cách ra thị trường.
Rau Sắng Chùa Hương được cấp Chứng nhận ứng dụng Quy trình sát thực chống hàng giả, đủ tiêu chuẩn tham gia Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội.
Đặc biệt Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển đã cấp tài khoản quản trị và hướng dẫn Hội nông dân cách quản trị tài khoản “Rau sắng chùa Hương” trên hn.check.net.vn để quản lý quá trình hình thành và luồng di chuyển của “Rau sắng chùa Hương”.
Hình ảnh tem truy xuất và mã QR của “Rau sắng chùa Hương”.
Được bảo hộ nhãn hiệu tập thể và đủ tiêu chuẩn tham gia Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội tại là tiền đề quan trọng để Rau Sắng Chùa Hương trở thành một thương hiệu rau có giá trị thương mại cao.
Hiện nay, cả xã Hương Sơn có khoảng 70 ha Rau sắng, trong đó có trên 40ha mọc tự nhiên rải rác trên vách đá và khoảng 30 ha trồng dưới tán rừng (trong đó Ban Quản lý Rừng Phòng hộ – Đặc dụng Hà Nội quản lý có diện tích trồng mới là 20 ha phương thức trông dưới tán rừng, mật độ 500-700 cây/ha tại khu vực rừng thôn Yên Vỹ và khu vực rừng thôn Phú Yên; UBND xã Hương Sơn xây dựng củng cố, bảo tồn, phát triển và trồng mới diện tích khoảng 10 ha tại 3 thôn Khu vực chùa Tuyếtt Sơn thuộc thôn Phú Yên; Khu vực chùa Long Vân – Thung Chùa – Thung Tiêu thuộc địa bàn thôn Đục Khê; Khu vực chùa Hương thuộc tuyến Hương Tích thôn Yên Vỹ). Diện tích còn lại được nhân dân xã Hương Sơn trồng từ xa xưa, một số diện tích mọc tự nhiên được nhân dân chăm sóc, bảo quản, thu hái.
Rau Sắng Chùa Hương trưng bày tại buổi lễ.
Huyện Mỹ Đức có lợi thế Lễ hội chùa Hương vào đúng mùa thu hoạch nên rau sắng chủ yếu bán tươi (với giá trung bình 250-300 nghìn đồng/kg, vào mùa hội có thế lên đến 400-500 nghìn đồng/kg). Hiện nay, cây Rau Sắng đã và đang được tập trung cải tạo, trồng mới dần hình thành vùng trồng tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân, thuận lợi cho việc xây dựng thương hiệu Rau Sắng Chùa Hương thời gian tới. Việc trồng Rau Sắng ở Hương Sơn tạo thêm việc làm cho khoảng 210 lao động thời vụ mỗi năm với thu nhập trung bình từ 3- 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Ông Nguyễn Văn Bắc – Chủ tịch Hội nông dân xã Hương Sơn cho biết: “Việc xây dựng thành công một nhãn hiệu tập thể cho rau sắng chùa Hương và đưa vào quản lý tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý chất lượng, tổ chức quản lý và bảo vệ thương hiệu “Rau sắng Chùa Hương” là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự phát triển của thương hiệu hàng hóa “Rau sắng Chùa Hương”. Là một sản phẩm đặc sản quý của địa phương, “Rau sắng Chùa Hương” đã được nâng tầm trở thành một thương hiệu hàng hóa lớn, có chỉ dẫn địa lý, được bảo hộ độc quyền về sở hữu trí tuệ, được quảng bá rộng rãi hơn trên thị trường. Việc làm này không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh cho “Rau sắng chùa Hương” hội nhập quốc tế mà còn chống gian lận, bảo vệ thương hiệu phát triển vững bền”.
Để duy trì, giữ vững và phát triển danh tiếng cho sản phẩm, nâng cao giá trị thương hiệu, hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của xã Hương Sơn, vị đại diện Hội Nông dân xã Hương Sơn bày tỏ nguyện vọng tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể.
Cụ thể:
– Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, UBND huyện Mỹ Đức tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Hội và các nông hộ sản xuất “Rau sắng Chùa Hương” tiếp tục nghiên cứu, áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thâm canh, chăm sóc, bảo quản, sơ chế, phòng trừ sâu, bệnh hại…
– UBND huyện Mỹ Đức, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội xây dựng quy hoạch mở rộng vùng sản xuất “Rau sắng Chùa Hương”; Phối họp với Sở Công thương thực hiện việc hỗ trợ Hội Nông dân xã Hương Sơn và các nông hộ sản xuất “Rau sắng Chùa Hương”, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp liên kết đầu tư, nhất là trong khâu bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
– Các cơ quan liên quan tăng cường quảng bá thương hiệu rộng khắp để danh tiếng của sản phẩm vươn xa ra thị trường trong nước và quốc tế.
– Đối với Hội viên Hội Nông dân xã, các hộ sản xuất, kinh doanh “Rau Sắng Chùa Hương” và các sản phẩm từ “Rau sắng Chùa Hương” cần áp dụng các tiến bộ kĩ thuật trong trồng, chăm sóc, tạo tán, thu hoạch, sơ chế, bảo quản đảm bảo theo đúng quy định; chấp hành tốt Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Rau sắng Chùa Hương”.
Nguồn bài viết: Xem chi tiết tại đây
Bài viết mới nhất
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gố ...
Chống giả trong thương mại điện tử
Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả và hà ...
Cứ mùa mưa đến, loại đặc sản mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang
Mưa đến, cũng là thời điểm nhà vườn ở núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh ...
CheckVN: Giải pháp chống giả điện tử hàng đầu tại Việt Nam
Vấn nạn hàng giả tại Việt Nam Hàng giả, hàng nhái là vấn đề ngày ...