Sản xuất quế hữu cơ giúp nông nghiệp Lào Cai ‘đi sau nhưng về trước’. Đây cũng là định hướng phát triển bền vững, lâu dài đối với cây quế Lào Cai.

4 tiêu chí phát triển bền vững

Ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết, trên thị trường quế thế giới, quế Việt Nam chiếm khoảng 20%, vì vậy dư địa, cơ hội phát triển 5 loại cây chủ lực của Lào Cai, nhất là cây quế có cơ hội tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, phải xác định phát triển nông nghiệp nói chung, trong đó có cây quế mang tính bền vững.

Ông Trịnh Xuân Trường (áo trắng), Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai

bóc vỏ quế cùng người dân Bảo Yên

Một là bền vững về vùng nguyên liệu quế. Vùng nguyên liệu phải được quy hoạch và phát triển theo hướng hữu cơ, trên cơ sở liên kết chặt chẽ với các HTX và doanh nghiệp nhằm nâng cao trình độ canh tác bền vững, theo hướng hữu cơ.

Thứ hai là bền vững về chế biến, phải đi sâu vào hợp tác, kêu gọi đầu tư của các đơn vị, doanh nghiệp cùng nông dân để chế biến sâu, đặc biệt là chế biến vỏ quế, tinh dầu quế nhằm nâng cao hơn nữa chuỗi giá trị cây quế, đảm bảo các điều kiện để sản phẩm ngày càng mở rộng được thị trường xuất khẩu.

Thứ ba là bền vững về mặt thị trường. Ngoài thị trường truyền thống, việc định hướng phát triển cây quế bền vững, theo hướng canh tác hữu cơ sẽ là nền tảng quan trọng để sản phẩm quế tìm kiếm được nhiều thị trường mới, đặc biệt là các thị trường khó tính, nhưng giá trị lại rất cao như thị trường Châu Âu, Mỹ.

Thứ tư là hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và người dân, làm sao để đạt hiệu quả lâu dài, bền vững. Doanh nghiệp lo được đầu ra, còn nông dân sản xuất, tạo ra vùng nguyên liệu bền vững, ổn định phục vụ cho chế biến và xuất khẩu, xây dựng thương hiệu, trên cơ sở đảm hiệu quả, sự hài hòa quyền lợi giữa doanh nghiệp và người dân một cách bền vững.

Tập trung tăng diện tích quế hữu cơ

Quế là cây đa mục đích, vừa là cây lâm nghiệp, vừa là cây phát triển chế biến nông nghiệp. Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai xác định cây quế là một trong những cây chủ lực, đây là định hướng hoàn toàn đúng trong điều kiện địa hình, khí hậu và điều kiện canh tác của Lào Cai.

Thời gian qua, cây quế đã góp phần xoá đói giảm nghèo, đảm bảo xây dựng nông thôn mới, đảm bảo gắn kết, tạo ra các HTX để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

Cây quế mang lại cuộc sống ngày càng ấm no cho bà con huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Quan điểm của Lào Cai trong sản xuất nông nghiệp là “đi sau nhưng về trước”. Trong khi đó đối với cây quế, việc đạt mục tiêu tới 2025 theo Nghị quyết 10 đến nay Lào Cai gần như đã “về đích” sớm. Do đó, bên cạnh việc mở rộng diện tích, Lào Cai sẽ chú trọng tập trung cho việc tăng giá trị sản xuất quế theo hướng hữu cơ, tăng diện tích được công nhận, cấp chứng chỉ hữu cơ. Đây là mục tiêu theo hướng bền vững, lâu dài cho cây quế tại Lào Cai.

“Chúng tôi cho rằng, quế hữu cơ là một xu hướng. Chúng ta phải làm sao cung cấp được thông tin về lợi ích khi chuyển sang canh tác hữu cơ, được công nhận vùng sản xuất hữu cơ cho các hộ dân nắm được, hình dung được những lợi ích của sản xuất hữu cơ, sản xuất bền vững.

Bên cạnh các công tác về quy hoạch, chính sách hỗ trợ phát triển, chúng ta phải có một hệ thống liên kết, cụ thể ở đây là các doanh nghiệp, các HTX. Chúng tôi cho rằng, cái gốc cần được giải quyết là từ HTX, chính từ người dân, các hộ gia tự chủ được việc sản xuất hữu cơ thì khi phối hợp cùng các doanh nghiệp sẽ hiệu quả”, ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nêu định hướng

Nguồn bài viết: Xem chi tiết

Chia sẻ bài viết

Ngỡ ngàng mô hình nông nghiệp xanh xứ Lạng
Cây gấc giúp đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc Khmer xã Hòa Ân

Bài viết mới nhất