Thực hiện Kế hoạch số 215/KH-UBND ngày 6-10-2017, Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 3-1-2018 của UBND thành phố về thực hiện đề án: Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của TP Hà Nội, Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển (IDE) đã chủ động phối hợp với các sở: Công Thương, NN&PTNT và UBND quận, huyện, thị xã xây dựng, triển khai, vận hành “Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc trái cây, nông sản trực tuyến” tại một số cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm theo chuỗi.
Hệ thống truy xuất này đang lưu giữ thông tin sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp, trang trại, nhà vườn, hộ trồng trái cây, nông sản trên địa bàn Hà Nội và nhiều địa phương, vùng, miền trên cả nước.
Để thực hiện nhiệm vụ này, từ tháng 11-2017, IDE đã chủ động triển khai thí điểm với huyện Đan Phượng, bước đầu đưa 82ha bưởi Diễn ở xã Thượng Mỗ với thương hiệu “Bưởi tôm vàng Đan Phượng” và Trang trại rau an toàn Cuối Quý vào hệ thống truy xuất nguồn gốc. Theo đó, IDE đã khảo sát, hướng dẫn Phòng Kinh tế huyện Đan Phượng thu thập thông tin, đăng nhập hệ thống truy xuất nguồn gốc cho hai thương hiệu trên.
Kết quả ban đầu, do quản lý tốt bằng tem truy xuất có xác thực của chương trình nên vụ Tết Nguyên đán 2018, bưởi của địa phương khác không trà trộn được vào Đan Phượng. Giá bưởi tăng 10.000 đồng/quả, rau an toàn Cuối Quý bán được từ 20 đến 30 nghìn đồng/kg. Kết quả đó được chính quyền và người dân rất tin tưởng và phấn khởi vào mô hình quản lý của thành phố.
Bên cạnh đó, IDE đã thí điểm bàn giao tài khoản quản trị sử dụng mã Qrcode theo mô hình chuỗi cửa hàng cho hệ thống trái cây tươi KLEVER FRUITS. Đồng thời, hệ thống sử dụng mã Qrcode đã bắt đầu triển khai ở hệ thống siêu thị Fivimart với 23 siêu thị trên toàn thành phố, Công ty Thực phẩm sạch Big Green Việt Nam với 8 cửa hàng thực phẩm và rau củ an toàn. Theo thông tin từ Fivimart và Big Green, sẽ có hàng nghìn sản phẩm của hai hệ thống phân phối này được cập nhật lên hệ thống truy xuất.
Để phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa, năm 2018 sẽ là năm tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia, cập nhật thông tin về sản phẩm hàng hóa lên hệ thống, cấp mã truy xuất cho sản phẩm và doanh nghiệp.
Song song với triển khai Đề án thí điểm quản lý trái cây được kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, hiện IDE đã và đang hoàn thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm của Hà Nội và bộ tài liệu tập huấn cho các đối tượng tham gia hệ thống bao gồm cán bộ được giao nhiệm vụ của các sở, ngành liên quan, các quận, huyện, thị xã, các chủ doanh nghiệp, cửa hàng và nông trại…
Bắt đầu từ tháng 4 đến hết năm 2018, IDE phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) tổ chức lớp tập huấn cho các đối tượng tham gia hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc nông sản theo chỉ đạo của thành phố.
Hệ thống thông tin điện tử về truy xuất nguồn gốc hàng hóa thành phố đang giao cho IDE thực hiện không đơn thuần là một hệ thống thông tin điện tử về truy xuất nguồn gốc. Bằng việc ứng dụng “Quy trình xác thực chống hàng giả” hệ thống này còn là một sàn thương mại điện tử, kết nối cung cầu.
Mặt khác, qua đó các ngành chức năng của thành phố và chính quyền các quận, huyện, thị xã cùng nhà sản xuất sẽ có được giải pháp chính thống để minh bạch thông tin nguồn gốc sản phẩm hàng hóa; người tiêu dùng Thủ đô sẽ được kết nối, mua bán online trực tiếp với nhà sản xuất an toàn.
Nguồn bài viết: Xem chi tiết
Bài viết mới nhất
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gố ...
Chống giả trong thương mại điện tử
Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả và hà ...
Cứ mùa mưa đến, loại đặc sản mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang
Mưa đến, cũng là thời điểm nhà vườn ở núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh ...
CheckVN: Giải pháp chống giả điện tử hàng đầu tại Việt Nam
Vấn nạn hàng giả tại Việt Nam Hàng giả, hàng nhái là vấn đề ngày ...