Sáng 19/7/2019, tại Hội trường Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Hưng Yên, Sở KH&CN tỉnh Hưng Yên đã tổ chức Hội nghị “Quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”.
Hội nghị có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng; Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Duy Hưng; Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Lê Ngọc Lâm; Phó Giám đốc phụ trách Sở KH&CN Hưng Yên Trần Minh Hải, Phó Giám đốc Sở KH&CN Hưng Yên Vũ Văn Thắng; đại diện lãnh đạo các Sở ban ngành, cùng hơn 100 đại biểu đại diện các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương và địa phương, các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh cùng các cơ quan thông tấn, báo chí truyền thông.
Hội nghị được tổ chức với mục tiêu làm rõ vai trò của ứng dụng công nghệ trong quản lý phát triển nhãn hiệu được bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Hưng Yên; Hướng dẫn, giới thiệu ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc CheckVN; Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và phát triển nhãn hiệu đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ; Thuận lợi, khó khăn, giải pháp thúc đẩy phát triển các sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Tại Hội nghị, Phó Giám đốc phụ trách Sở KH&CN Hưng Yên Trần Minh Hải đã báo cáo công tác xây dựng, quản lý và phát triển các nhãn hiệu được bảo hộ Sở hữu trí tuệ tại Hưng Yên; Công tác quản lý, tính cấp thiết của truy xuất nguồn gốc các sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên…
Bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và Phát triển (IDE) đã giới thiệu ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc CheckVN trong truyền thông phát triển thương hiệu và kết nối cung cầu các sản phẩm chủ lực của tỉnh (Giải pháp công nghệ CheckVN đã được lựa chọn ứng dụng cho toàn tỉnh Hưng Yên thực hiện quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thí điểm cho thực phẩm, sản phẩm nông lâm sản và thủy sản năm 2019).
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng phát biểu tại Hội nghị
Tham dự và chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng đã chỉ rõ vai trò của ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong phát triển tài sản trí tuệ tại Hưng Yên cũng như tại các địa phương khác. Công nghệ cần phát huy được thế mạnh kết nối không giới hạn không gian và thời gian để Nhà khoa học có thể đồng hành cùng nhà quản lý nhà nước gắn kết được nhà sản xuất được với doanh nghiệp và người tiêu dùng trên thị trường trong và ngoài nước.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho rằng, Hưng Yên có 16 sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ và chúng có giá trị thực sự. Do đó, cần tính toán tới giá trị tài sản sở hữu trí tuệ để cùng chung tay quản lý và phát triển tốt hơn nữa.
Dẫn Quyết định số 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho rằng, “nếu thời điểm này không áp dụng truy xuất nguồn gốc thì rất khó để xuất khẩu. Như thị trường Trung Quốc bây giờ nếu không có truy xuất nguồn gốc thì không thể xuất khẩu”.
“Cần phải tuyên truyền cho nông dân hiểu được khi họ áp dụng truy xuất nguồn gốc sẽ được hưởng những ưu đãi gì, hỗ trợ gì và đặc biệt đem lại quyền lợi gì cho người nông dân, có như vậy người dân mới tích cực tham gia. Cùng với đó cần phải đi cùng với nông dân, triển khai hướng dẫn cho người nông dân có thể áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc”. Thứ trưởng nhấn mạnh.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Văn Tùng đề nghị Sở KH&CN cần hướng dẫn, chuyển giao, cấp mã số mã vạch cho doanh nghiệp, cho nông dân; Đẩy mạnh công tác cấp văn bằng bảo hộ SHTT, chỉ dẫn địa lý cho người nông dân, doanh nghiệp; Triển khai việc áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc, chuyển giao công nghệ đến các Sở ngành, doanh nghiệp, người nông dân; Các hộ sản xuất cần đảm bảo các tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá. Đồng thời nâng cao công tác truyền thông, xúc tiến thương mại, nâng tầm giá trị hàng hoá.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Duy Hưng phát biểu tại Hội nghị
Đại diện UBND tỉnh Hưng Yên, Phó Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng cho rằng thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác quản lý và phát triển 16 sản phẩm được bảo hộ SHTT. Đề nghị các Sở ban ngành phối hợp chặt hơn nữa, phát triển hiệu quả các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Cũng tại Hội nghị, ông Lê Quang Thắng – Chủ tịch Hội chăn nuôi và kinh doanh Gà Đông Tảo đã chia sẻ những khó khăn thuận lợi khi phát triển thương hiệu và sản xuất kinh doanh sản phẩm sau khi được bảo hộ. Ngày 16/7/2015, Gà Đông Tảo Hưng Yên đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Tuy nhiên, sản phẩm này đã và đang đối mặt với khó khăn trong việc quản lý sử dụng nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm và cách thức tiếp cận được với thị trường trong và ngoài nước. Thay mặt các hộ sản xuất thành viên Gà Đông Tảo, ông Thắng đã đề đạt mong muốn được tư vấn và hỗ trợ từ quản lý nhà nước, các đơn vị, tổ chức kinh doanh, thương mại để có thể quản lý được việc sử dụng nhãn hiệu cũng như tiếp cận được với thị trường một cách minh bạch và hiệu quả.
Các chuyên gia, đại diện siêu thị, chuỗi bán lẻ được mời tham dự hội nghị đã có những tư vấn đối với việc phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng cho các sản phẩm đã có nhãn hiệu được bảo hộ. Khẳng định sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của các ngành hàng chủ lực tỉnh Hưng Yên.
Việc tổ chức Hội nghị “Quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” đã góp phần đánh giá và tìm kiếm được các giải pháp công nghệ phù hợp phát triển thương hiệu và kết nối cung cầu các sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng như các sản phẩm chủ lực của Hưng Yên. Việc ứng dụng công nghệ trong phát triển thương hiệu và truy xuất nguồn gốc vào thực tế được đánh giá có thể thắt chặt mối liên kết, tương tác đa chiều giữa 4 “nhà”: Nhà quản lý – Doanh nghiệp – Người sản xuất – Người tiêu thụ. Qua đó, giúp nâng tầm vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế xã hội của Hưng Yên.
Một số hình ảnh tại Hội nghị:
Hội nghị có sự tham dự của các Bộ, ban ngành và cơ quan thông tấn, báo chí truyền thông
Phó Giám đốc phụ trách Sở KH&CN Hưng Yên Trần Minh Hải phát biểu tại Hội nghị
Phó Giám đốc Sở KH&CN Hưng Yên Vũ Văn Thắng
Bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và Phát triển (IDE) chia sẻ về Giải pháp truy xuất nguồn gốc CheckVN
Toàn cảnh Hội nghị
Nguồn bài viết: Xem chi tiết
Bài viết mới nhất
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gố ...
Chống giả trong thương mại điện tử
Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả và hà ...
Cứ mùa mưa đến, loại đặc sản mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang
Mưa đến, cũng là thời điểm nhà vườn ở núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh ...
CheckVN: Giải pháp chống giả điện tử hàng đầu tại Việt Nam
Vấn nạn hàng giả tại Việt Nam Hàng giả, hàng nhái là vấn đề ngày ...