Trái ngược với tình hình xuất khẩu ảm đạm và sự trầm lắng của thị trường trong nước, 7 tháng đầu năm nay lượng tiêu nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam diễn ra rất sôi động với khối lượng đạt 25.750 tấn, vượt 37,8% so với cùng kỳ năm trước.

Từ đầu năm đến nay thị trường hồ tiêu trong nước khá trầm lắng, giá tiêu đã giảm từ trên dưới 80.000 đồng/kg xuống còn 68.000 – 71.000 đồng/kg do nhu cầu tiêu thụ yếu. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), khối lượng hồ tiêu xuất khẩu của nước ta trong 7 tháng đầu năm đạt 144.176 tấn,  giảm mạnh 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhập khẩu tiêu nguyên liệu của Việt Nam lại bất ngờ tăng cao trong 7 tháng với 25.750 tấn (trong đó tiêu đen đạt 22.385 tấn, tiêu trắng đạt 3.392 tấn), tăng mạnh 37,8% tương đương 7.066 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Tính riêng trong tháng 7, lượng hồ tiêu nhập khẩu là 4.451 tấn, tăng mạnh 29,1% so với tháng trước và tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 7 tháng đầu năm, Campuchia, Brazil và Indonesia là 3 quốc gia cung cấp chủ yếu hồ tiêu cho Việt Nam, tổng lượng nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm 88,6% tỷ trọng, trong đó nhập khẩu từ Campuchia tăng tới 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 11.356 tấn; từ Brazil tăng 32,1%, đạt 7.177 tấn và và từ Indonesia giảm 36,5%, xuống còn 4.290 tấn với chủ yếu là tiêu trắng.

Nếu so với sản lượng nội địa, số lượng tiêu nhập khẩu là không quá lớn và giá cũng cao hơn đáng kể nên việc nhập khẩu này được cho là không ảnh hưởng đến giá tiêu trong nước.

Trong tháng 7, các doanh nghiệp nhập khẩu tiêu từ Brazil với giá bình quân 3.946 USD/tấn (tương đương hơn 92.000 đồng/kg) và từ Campuchia là 3.380 USD/tấn (79.000 đồng/kg). Mức giá này cao hơn khá nhiều so với trên dưới 70.000 đồng/kg tiêu nguyên liệu trong nước.

Hiện nay, Việt Nam không chỉ được biết đến là nhà sản xuất và xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới mà còn là một trong những nước nhập khẩu và chế biến hồ tiêu hàng đầu.

Với Campuchia, ngành tiêu nước này phụ thuộc khá nhiều vào Việt Nam. Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, nước này đã xuất khẩu 5.559 tấn hồ tiêu sang 16 thị trường trong 5 tháng đầu năm nay.

Trong đó, Việt Nam đứng đầu danh sách các nhà nhập khẩu với 5.132 tấn, chiếm 92% tổng lượng tiêu xuất khẩu của Campuchia.

Theo Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF), ông Mak Ny, năng suất hồ tiêu của Campuchia trong năm 2022 có thể tăng khoảng 10% so với năm 2021, Phnompenhpost đưa tin.

Còn với Brazil, ngành tiêu nước này đang phải đối mặt với những khó khăn liên quan đến sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella trên hồ tiêu.

Kể từ năm 2020, EU thực hiện truy quét Ethylene oxide (ETO) trên khắp châu Âu. Trong sản phẩm gia vị, ETO được dùng để giảm khuẩn Salmonella. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, có 41 lô hàng liên quan đến ETO và Salmonella trong tổng số 42 trường hợp bị châu Âu cảnh báo. Đáng chú ý, có đến 40 trường hợp bị cảnh báo về vi khuẩn Salmonella trên tiêu đen đến từ Brazil.

Brazil hiện cũng đang là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ngành tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế, nước này đứng thứ hai về xuất khẩu tiêu đen toàn cầu. Vụ thu hoạch tiêu tại Bahia của Brazil vừa kết thúc và dự kiến vụ mùa mới tại Pará sẽ diễn ra vào tháng 9, điều này đang gây ra một số áp lực lên giá khi giới đầu cơ thanh lý hàng vụ cũ.

Tính đến ngày 23/8, Brazil đang chào giá tiêu đen ở mức 2.950 USD/tấn (FOB), giảm mạnh 25,3% so với đầu năm nay và là mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm ngoái. Đồng thời, giá tiêu của Brazil hiện cũng đang thấp nhất thế giới.

Trong khi đó, giá tiêu của Việt Nam hiện dao động 3.550  – 3.800 USD/tấn loại 500g/l và 550g/l, giảm 8 – 10% so với đầu năm nay và là mức thấp nhất kể từ tháng 5/2021.

Theo Ông Nguyễn Tấn Hiên – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Trân Châu, trong thời gian tới, khả năng Brazil có thể sẽ chiếm các thị trường quan trọng của Việt Nam là điều hoàn toàn có thể nếu Brazil thay đổi công nghệ để khắc phục ETO.

Còn theo Ông Nguyễn Vũ Hiền, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư XNK Phúc Thịnh, việc xử lí ETO cũng không quá phức tạp, do đó việc Brazil thay đổi công nghệ để xử lý ETO là điều hoàn toàn khả thi.

7 tháng qua, Trân Châu đứng thứ ba về doanh nghiệp nhập khẩu tiêu lớn nhất cả nước với 2.741 tấn, tăng gấp 5,3 lần so với cùng kỳ. Trong khi đó, đứng đầu là là Olam đạt 8.312 tấn, giảm 1,7%. Ngoài ra, nhập khẩu tiêu của KSS tăng 6,3%; đặc biệt Liên Thành tăng tới gần 7,8 lần…

Nguô

Chia sẻ bài viết

Thủy sản OCOP đắt như tôm tươi
Kim hoa trà Ba Chẽ

Bài viết mới nhất