Vụ thu hoạch vải thiều sớm tại Bắc Giang bắt đầu từ cuối tháng 5 vừa qua. Đến nay đã có hơn 13.400 tấn vải được thu mua, tiêu thụ, trong đó có gần 4.000 tấn đã xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, EU…
Theo Sở Công Thương, tính đến hết ngày 5/6, toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 13.400 tấn vải thiều sớm. Trong đó có gần 4.000 tấn vải được xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, với gần 3.900 tấn (chiếm 29% tổng sản lượng đã thu hoạch), còn lại là Campuchia, Nhật Bản, EU…báo Bắc Giang đưa tin.
Hiện bình quân mỗi ngày có hơn 50 ô tô vải thiều Bắc Giang được thông quan qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) sang Trung Quốc. Các đơn vị chức năng tại đây ưu tiên cho các xe chở vải thiều thông quan.
Trà vải sớm của Bắc Giang có diện tích hơn 6.700 ha, sản lượng ước đạt 55.000 tấn, thời gian thu hoạch từ cuối tháng 5 đến 15/6. Giá vải sớm bình quân dao động từ 22.000 – hơn 30.000 đồng/kg.
Trà vải chính vụ diện tích hơn 21.500 ha, đang trong giai đoạn phát triển cùi – tròn quả. Tổng sản lượng ước khoảng 135.000 tấn, dự kiến thời gian thu hoạch từ ngày 15/6 – 25/7/2022.
Theo VTV News, từ ngay đầu tháng 6, vải thiều được cho vào mặt hàng ưu tiên làm thủ tục thông quan sớm với làn ưu tiên trong ngày tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn.
Thượng úy Đồng Đình Yên, Phó Trạm trưởng Trạm Kiểm soát biên phòng Tân Thanh, Lạng Sơn, cho biết: “Chúng tôi xác định thời gian cao điểm là từ 7h-9h thì ưu tiên cho hàng vải thiều đi đầu tiên. Sau khi xuất xong hàng vải thiều, chúng tôi mới xuất các mặt hàng khác”.
Ông Nguyễn Tiến Bộ, Chi cục trưởng, Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn, nói: “Tháng này có nhiều mùa vụ của nông sản phía Bắc, đặc biệt là vải thiều, nhãn xuất khẩu sang Trung Quốc. Chúng tôi đã trao đổi với phía bạn để tạo điều kiện cho một luồng đường ưu tiên cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam”.
Tỉnh Lạng Sơn còn tăng cường sắp xếp bến bãi, điều tiết giao thông, mở rộng “vùng xanh an toàn” tại cửa khẩu, thích ứng với yêu cầu phòng chống dịch của hai bên.
Riêng với thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp còn mở rộng thị phần xuất khẩu nhờ bán hàng qua kênh thương mại điện tử. Gian hàng trên trang Alibaba của doanh nghiệp này hiện đang kết hợp bán vải cùng nhiều loại nông sản khác.
Bà Ngô Thị Thu Hồng, Giám đốc Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam, cho biết: “Chúng tôi kết hợp bán cả B2B và B2C, đưa hàng lên các trang thương mại điện tử chủ yếu là để quảng bá sản phẩm, các khách hàng sẽ tìm đến mình sau đó để hỏi hàng và chốt đơn”.
Theo ước tính của doanh nghiệp, nguồn khách nước ngoài liên hệ mua vải từ việc tìm hiểu trên trang thương mại điện tử chiếm khoảng 30%.
Đẩy mạnh thương hiệu trái vải Việt Nam vào thị trường EU, Nhật, Mỹ bằng chất lượng, độ tươi ngon, tiếp tục duy trì nâng cao giá trị của trái vải vào thị trường truyền thống như Trung Quốc… là cách mà trái vải Việt Nam đang dần xây dựng được thương hiệu trên bản đồ nông sản thế giới. Dự kiến, năm nay sản lượng vải xuất khẩu sang các thị trường khoảng gần 120.000 tấn.
Nguồn bài viết: Xem chi tiết
Bài viết mới nhất
Chống giả trong thương mại điện tử
Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả và hà ...
Cứ mùa mưa đến, loại đặc sản mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang
Mưa đến, cũng là thời điểm nhà vườn ở núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh ...
CheckVN: Giải pháp chống giả điện tử hàng đầu tại Việt Nam
Vấn nạn hàng giả tại Việt Nam Hàng giả, hàng nhái là vấn đề ngày ...
Top 5 Cách Phát Hiện Hàng Giả Ngành Đồ Gia Dụng
Top 5 Cách Phát Hiện Hàng Giả Ngành Đồ Gia Dụng Trong bối cảnh cạ ...