Trong quý I, xuất khẩu gạo đạt 1,5 triệu tấn, tương đương 731 triệu USD, tăng 26% về lượng và tăng 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021 nhờ nhu cầu của các thị trường chính tăng cao và doanh nghiệp tận dụng tốt các FTA.
Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 3, xuất khẩu gạo đạt 531 nghìn tấn, tương đương 263 triệu USD, tăng 13% và 18% so với tháng 2.
Tính chung quý I, Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 1,5 triệu tấn gạo, tương đương 731 triệu USD, tăng 26% về lượng và tăng 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Giá gạo xuất khẩu tháng 3 đạt gần 495 USD/tấn, tăng 4% so với tháng 2. Tính chung quý I, giá gạo xuất khẩu trung bình đạt 486 USD/tấn, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2021.
Về thị trường, Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 45% trong tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước, đạt 672 nghìn tấn, tương đương 311 triệu USD, tăng mạnh 63% về lượng và tăng 41% về kim ngạch so với quý I/2021.
Sau Philipines là thị trường Bờ Biển Ngà, chiếm 12,1% tổng lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam với 182 nghìn tấn, tương đương 77 triệu USD, tăng gấp đôi về lượng và tăng 74% giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Đứng ở vị trí thứ ba, Trung Quốc nhập khẩu 178 nghìn tấn gạo, tương đương 91 triệu USD, giảm mạnh 30,5% về lượng, giảm 33% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021, chiếm gần 12% trong tổng lượng xuất khẩu gạo.
Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thời gian gần đây luôn duy trì trên mức cao.
Cập nhật đến ngày 14/4, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang ở mức 415 USD/tấn, cao hơn 9 USD/tấn so với gạo Thái Lan (406 USD/tấn).
Giá gạo 25% tấm của gạo Việt Nam tuy vẫn thấp hơn gạo Thái Lan (404 USD/tấn) nhưng cũng đã tăng lên mức 395 USD/tấn; gạo 100% tấm của Việt Nam tăng lên mức 360 USD/tấn, trong khi gạo cùng loại của Thái Lan đạt 404 USD/tấn.
VFA dự báo năm 2022, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt khoảng 6-6,2 triệu tấn. Quý II/2022 cũng là thời điểm xuất khẩu gạo nhộn nhịp hơn do các quốc gia nhập khẩu đẩy mạnh mua vào, theo báo Nhân Dân.
Tương tự, Bộ NN&PTNT cũng cho rằng nhu cầu dự trữ lương thực của nhiều quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới; cùng đó là gạo Việt Nam ngày càng khẳng định được ưu thế, uy tín trên thị trường quốc tế nên cơ hội tăng trưởng xuất khẩu cho ngành hàng gạo đang rất rộng mở.
Ngoài các thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia, Trung Quốc, thị trường Liên minh châu Âu (EU) cũng được các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu nhờ tận dụng lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).
Nguồn bài viết: Xem chi tiết
Bài viết mới nhất
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm
TCVN ISO 22005:2008: Tiêu chuẩn then chốt cho truy xuất nguồn gố ...
Chống giả trong thương mại điện tử
Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử Vấn nạn hàng giả và hà ...
Cứ mùa mưa đến, loại đặc sản mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang
Mưa đến, cũng là thời điểm nhà vườn ở núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh ...
CheckVN: Giải pháp chống giả điện tử hàng đầu tại Việt Nam
Vấn nạn hàng giả tại Việt Nam Hàng giả, hàng nhái là vấn đề ngày ...