Vùng nguyên liệu chè của Gia đình Phan Nhất

Là sản phẩm truyền thống, tâm huyết của gia đình Phan Nhất, chè được canh tác theo hướng hữu cơ, thu hái và sao sấy tại chỗ.

Nếu ai đã từng đến thăm quan hang động Thẩm VVáng tại xã Xuân Lao huyện Mường Ảng –tỉnh Điện Biên ắt hẳn đều đã biết đến vùng thung lũng rộng lớn bãi Pháy VVáng rộng khoảng 20ha nằm ngay dưới cửa hang. Đây là cơ sở trang trại của gia đình Trà Phan nhất. Trang trại đã trồng và đang chăm sóc diện tích 18ha chè nay đã lên xanh tốt và đã cho thu hái.

Ông Phan Thanh Ngọt chủ gia đình trà Phan Nhất là người gốc Phú Thọ, quê ngoại ở Thái Nguyên vùng đất vốn có truyền thống về trồng và chế biến kinh doanh chè. Vì cuộc sống khó khăn, gia đình di tản lên vùng đất Thuận Châu, Sơn La. Với kinh nghiệm làm chè sẵn có ở Thái Nguyên, khi lên Sơn La gia đình đã chọn cho mình một mảnh đất có sẵn đồi chè và bắt đầu sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ chè, phát huy truyền thống của người con Thái Nguyên. Trong quá trình tìm kiếm và mở rộng thị trường, nhận thấy Điện Biên là một thị trường tiềm năng, gia đình đã quyết định bám trụ tại Điện Biên, thành lập Công ty TNHH trà Phan Nhất và gây dựng thương hiệu trà Phan Nhất tại đây. Đồng thời nghiên cứu và mở rộng thị trường, liên kết với một số vùng chè khác: Thái Nguyên, Tủa Chùa Điện Biên, Mộc Châu Sơn La, Tam Đường Lai Châu,… xây dựng nhà xưởng chế biến, kinh doanh và tìm kiếm thị trường. Tuy nhiên, việc tìm kiếm thị trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn và mất nhiều công sức.

Đứng trước nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng ngày càng quan tâm về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc đặc biệt là quy trình chăm sóc và sản xuất theo hướng hữu cơ. Với lòng đam mê nhiệt huyết với nghề trồng chè, mong muốn tạo công ăn việc làm cho hầu hết người dân nghèo địa phương. Vì vậy, khoảng 5 năm trở lại đây gia đình đã quyết tâm xây dựng vùng nguyên liệu riêng tại Huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên với diện tích trang trại lên tới 20ha ở ngay dưới bãi Pháy VVáng.

Năm 2018, gia đình Phan Nhất đã tự tìm tòi về thổ nhưỡng nguồn nước và chất đất, tham khảo nhiều ý kiến của các chuyên gia trong ngành chè ở nhiều địa bàn như: chè thái nguyên, chè Sơn La, chè Tam đường Lai châu, chè Tủa chùa Điện Biên….vv và đã đi thăm quan nhiều mô hình ở trong nước và ngoài nước.

Qua tìm hiểu gia đình nhận thấy với nền khí hậu đặc trưng của vùng đất Mường Ảng, biên độ nhiệt độ chênh lệch ngày đêm lên tới 10-15oC là điều kiện thích hợp cho cây chè phát triển và tạo nên sự khác biệt về chất lượng trà, gia đình Trà Phan Nhất đã quyết định lựa chọn vùng đất Mường Ảng là nơi để xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ riêng, mang đến những sản phẩm chất lượng, khác biệt làm nên thương hiệu cho vùng đất Mường Ảng.

Hiệu quả từ việc áp dụng Truy xuất nguồn gốc

Năm 2019, Công ty TNHH trà Phan Nhất đã được Chi cục quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Điện Biên hỗ trợ truy xuất nguồn gốc bằng mã Qr thông qua Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội để kết nối với thị trường Thủ Đô và cả nước. Việc áp dụng truy xuất nguồn gốc bằng mã Qr đã mang lại hiệu quả kết nối thị trường rất tốt cho Doanh nghiệp và được người tiêu dùng rất ủng hộ. Từ đó, doanh nghiệp dần dần mở rộng được thị trường trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc.

Với phương châm “Giá trị làm nên thương hiệu”, ngay từ khi bắt đầu xây dựng vùng nguyên liệu, trà Phan Nhất đã kiên quyết đi theo mô hình sản xuất trà hữu cơ “Sạch từ đồi chè đến ấm trà”, tạo ra một sản phẩm trà hữu cơ sạch tuyệt đối, khi thưởng thức trà có vị chát đậm, hương vị thơm ngon, nước xanh trong, vị đậm đà đặc trưng của trà canh tác hướng hữu cơ. Khi trà nguội uống không có mùi tanh hôi như các vùng khác. Bã trà pha xong đổ ra ráo sạch, không nhớt. Đảm bảo khách thưởng thức một lần là nhớ mãi.

Với diện tích bắt đầu trồng thử nghiệm năm 2019 là 5ha tại Bản Huổi Hỏm xã Ẳng Tở. Sau 3 năm nghiên cứu và trồng thử nghiệm, sang đầu năm 2021 cây chè bắt đầu cho thu hái những lứa chè đầu tiên, nhận thấy có hiệu quả kinh tế gia đình đã thành lập hộ kinh doanh Phan Thanh Ngọt, mạnh dạn đầu tư nhà xưởng và máy móc trang thiết bị sản xuất đóng gói tại trang trại và hoàn thiện bao bì nhãn mác, đăng ký truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm trên Hệ thống truy xuất nguồn gốc CheckVN, sử dụng nhãn điện tử có gắn các mã Qr từ hệ thống truy xuất nguồn gốc CheckVN để kết nối với người tiêu dùng cả nước.

Sản phẩm Trà Xanh Đặc sản Mường Ảng trên Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản, thực phẩm TP. Hà Nội

Nhờ việc ứng dụng truy xuất nguồn gốc thông qua Hệ thống CheckVN, chỉ sau 3 tháng đầu áp dụng công tác quản lý chất lượng sản phẩm bước đầu đạt được những kết quả (minh chứng là qua phiếu kiểm nghiệm lô sản xuất, sau 3 tháng thành lập HKD Phan Thanh Ngọt đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Điện Biên cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP) và sau 6 tháng gần như 100% các sản phẩm trà Phan nhất ra ngoài thị trường đồng đều nhau về mặt chất lượng.

Bất chấp tình hình dịch Covid – 19 đang diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến việc đi lại, thông qua Hệ thống truy xuất nguồn gốc CheckVN, cơ sở đã ký hợp đồng tiêu thụ được một số thị trường trong nước như: Vĩnh phúc, Quảng Ninh, Hà Nội đặc biệt là thị trường trong tỉnh Điện Biên, thành phố Đà Nẵng và tiếp tục thông qua các cuộc hội thảo hội nghị, hội chợ trong và ngoài nước để không ngừng tìm kiếm những khách hàng tiềm năng. Giúp thương hiệu trà Phan Nhất khẳng định được thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, đảm bảo được công ăn việc làm cho hàng chục người lao động địa phương, giúp phát triển nền kinh tế địa phương vùng cao Mường Ảng

Hiện sản phẩm đang tham gia chương trình đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP của tỉnh Điện Biên, chính thức ghi danh vào list danh sản phẩm phẩm đặc sản, tiềm năng thế mạnh của Địa phương, từng bước khẳng định thương hiệu trà Mường Ảng trên thị trường, mang đến những sản phẩm chất lượng nhất, kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ qua hệ thống truy xuất nguồn gốc CheckVN, được người tiêu dùng vô cùng đón nhận

Chia sẻ bài viết

Hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã Qr code truy xuất nguồn gốc Checkvn.mard.gov.vn
Trung tâm doanh nghiệp Hội nhập và phát triển nhận giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2021

Bài viết mới nhất