Đến nay anh Cường đã nhân rộng lên 4 ao nuôi ốc bươu đen. Mỗi năm bán ra thị trường 1,5 tấn ốc thương phẩm, cho thu nhập hơn 200 triệu đồng…

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành thuỷ sản tại Đại học Nông lâm Huế, anh Nguyễn Hùng Cường (xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh- Quảng Bình), công tác tại Viện Thuỷ sản 3 Nha Trang, anh chuyển sang làm việc tại Trung tâm giống, hoá chất thuỷ sản…

Tuy có công việc ổn định và thu nhập cao nhưng anh Cường luôn đau đáu hướng về quê hương với khát vọng làm giàu. Năm 2021, anh trở về quê nhà và quyết định khởi nghiệp từ mô hình nuôi ốc bươu đen.

Trứng ốc bươu đen được ấp  trong các thùng xốp trước khi đưa xuống ao nuôi

Ban đầu, anh mạnh dạn thuê đất ruộng ở xã An Ninh (huyện Quảng Ninh) cải tạo thành hồ để nuôi ốc bươu đen.  Trên diện tích 1ha đất ruộng anh cải tạo thành 6 ao nhỏ để nuôi ốc. Với số vốn ban đầu hơn 100 triệu đồng anh đầu tư máy móc, trang thiết bị và mua con giống ở Nghệ An về nuôi thí điểm 1 hồ với số lượng 8 vạn con giống.

Ban đầu, do thiếu kinh nghiệm, cùng với việc thiếu nước vào mùa hè, ốc bị nhiễm phèn dẫn đến chết hàng loạt.  Không nản chí, anh Cường dành nhiều thời gian đi tìm hiểu thực tế tại các mô hình nuôi ốc bươu đen hiệu quả để làm “vốn” cho mình.

Lần thứ hai, anh lại tiếp tục mua giống thả nuôi với lòng tin sẽ có hiệu quả. Nhờ đã có kinh nghiệm, vững kỹ thuật nên ốc dần phát triển và sinh trưởng tốt.

Để có đầu ra ổn định, anh Cường chủ động liên kết thị trường tiêu thụ ở các tỉnh lân cận và tham gia các hội, nhóm nuôi ốc bươu đen trên mạng xã hội để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm. Qua đó, anh đã kết nối được nhiều người có cùng chung đam mê nuôi ốc bươu đen để trao đổi kinh nghiệm, thị trường, giá cả…

Nhờ kỹ thuật nuôi tốt, ốc bươu đen sinh sản ổn định đã giúp anh

Cường chủ động nguồn nuôi và cung ứng cho thị trường

Qua nhiều vụ nuôi, anh Cường chia sẻ, ốc bươu đen là loài dễ nuôi, thức ăn của ốc khá đa dạng và có sẵn ở tự nhiên như rau, cỏ, củ, quả…Người nuôi cần duy trì mực nước trong hồ sâu hơn 1m và thả bèo vừa làm nguồn thức ăn vừa che nắng. Quá trình nuôi ốc trong vòng 3- 4 tháng là có thể xuất bán.

“Đặc biệt, việc đầu tư con giống chỉ lần đầu, còn những lần sau ốc tự sinh sản tại chỗ. Ốc bươu đen là loài ưa sạch sẽ, chỉ sống trong môi trường nước sạch, không ô nhiễm, nếu không phòng tránh tốt sẽ rất dễ nhiễm bệnh. Người nuôi phải thường xuyên vệ sinh ao nuôi, xử lý môi trường nước bằng vôi, men vi sinh”- anh Cường cho hay..

Từ một ao nuôi ban đầu đến nay anh Cường đã nhân rộng lên 4 ao nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm anh bán ra thị trường 1,5 tấn ốc thương phẩm, cho thu nhập hơn 200 triệu đồng.

Để chủ động con giống và cung ứng cho thị trường, anh Cường đưa quy trình nuôi ốc bố mẹ sinh sản vào sản xuất.

Ốc bươu đen sinh sản quanh năm, nhưng nếu để nó sinh sản tự nhiên tỷ lệ nở con đạt thấp. Để có nguồn giống chất lượng, mỗi ngày, anh Cường đều gom trứng cho vào thùng ấp. Để trứng phát triển tốt, anh thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, giữ cho thùng ấp luôn đạt độ ẩm thích hợp.

Theo anh Cường, mùa hè ấp trứng từ 7-10 ngày là đưa ra ao nuôi ốc giống. Vào mùa đông, thời gian phải từ 15-20 ngày trứng mới nở thành con. “Trong quá trình ấp trứng người nuôi phải phun nước thường xuyên một ngày hai lần để giữ độ ẩm”- anh Cường trao đổi.

Anh Cường nuôi bèo vừa làm thức ăn vừa che mát cho ốc

Không chỉ mua ốc thương phẩm, nhu cầu mua ốc giống của người dân cũng rất nhiều. Có thời điểm anh Cường không đủ ốc giống để bán cho người dân. Mỗi năm anh cung ứng ra thị trưởng trên  3 vạn ốc giống với giá bán 300.000 đồng/kg, đem về hơn 100 triệu đồng/năm.

Chỉ sau hơn một năm mạnh dạn bỏ phố về quê khởi nghiệp, đến nay anh Cường đã là chủ một trang trại nuôi ốc bươu đen với 4 ao nuôi ốc thương phẩm, 1 ao nuôi ốc giống và một ao nuôi bèo làm thức ăn cho ốc. Với hình thức nuôi gối vụ nên quanh năm anh đều có có ốc thương phẩm và ốc giống bán cho mọi người có nhu cầu. Mỗi năm sau khi trừ chi phí anh Cường lãi ròng hơn 200 triệu từ mô hình nuôi ốc bươu đen.

Hiện tại, anh Cường cũng liên kết, tư vấn kỹ thuật cho nhiều mô hình nuôi ốc bươu đen trên địa bàn. Dự định trong thời gian tới, anh  sẽ mở rộng diện tích hồ, tìm kiếm những hộ trong xã có ao hồ rộng để hợp tác, liên kết phát triển mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc bươu đen. “Qua đó, chúng tôi sẽ vận động thành lập Hợp tác xã dịch vụ nuôi trồng ốc bươu đên. Có được ngôi nhà chung, bà con sẽ cùng nhau tạo dựng thương hiệu cơ sở nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu là mở rộng sản xuất và nâng cao thu nhập cho bà con”- anh Nguyễn Hùng Cường chia sẻ thêm.

Nguồn bài viết: Xem chi tiết

Chia sẻ bài viết

Xuất khẩu hồ tiêu sang Pháp giảm gần 50% vì áp lực lạm phát
Doanh nghiệp cá tra chờ đợi cơ hội tăng trưởng trong quý IV

Bài viết mới nhất