Vài năm trở lại đây, bên cạnh việc chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng, đảm bảo sản phẩm an toàn, nhiều doanh nghiệp, HTX địa phương đã lựa chọn giải pháp dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm để đáp ứng yêu cầu thị trường.

Hiện nay, cùng với kiểm định, truy xuất nguồn gốc là yếu tố then chốt giúp nông sản của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường tiêu chuẩn chất lượng cao. Để chứng minh hoạt động truy xuất nguồn gốc, hầu hết các doanh nghiệp lẫn người sản xuất đều phải thực hiện thông qua các loại chứng nhận như VietGAP, GlobalGAP, HACCP, ASC, BAP, ISO…

Theo nhận định từ giới chuyên gia, người sản xuất muốn cải thiện tình trạng hàng hóa chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, có tất cả chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm, thì cần phải biết nâng cao giá trị sản phẩm thêm một bậc. Đó là tạo ra thông tin đầy đủ cho sản phẩm của mình.

Vì vậy truy xuất nguồn gốc nông sản đang trở thành xu thế tất yếu và bắt buộc trong thời điểm hiện tại và tương lai. Để đáp ứng được sự đòi hỏi ngày càng khắt khe của người tiêu dùng về tính minh bạch đối với tất cả các loại nông sản hay sự cạnh tranh với các đối thủ trong nước và nước ngoài thì doanh nghiệp cần phải có các giải pháp thông minh để đáp ứng được những yêu cầu này.

Bảo vệ nhãn hiệu nông sản: Cần phát triển công nghệ truy xuất nguồn gốc

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng từng chia sẻ, thời điểm này không áp dụng truy xuất nguồn gốc, rất khó để xuất khẩu, kể cả thị trường Trung Quốc. Vì vậy cần phải tuyên truyền cho nông dân hiểu được khi họ áp dụng truy xuất nguồn gốc sẽ được hưởng những ưu đãi gì, đem lại quyền lợi gì “có như vậy người dân mới tích cực tham gia. Các cơ quan quản lý, doanh nghiệp cũng cần đi cùng với nông dân, triển khai hướng dẫn cho người nông dân có thể áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc”, Thứ trưởng Trần Văn Tùng nói.

Bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và Phát triển (IDE) cũng chia sẻ, bằng cách áp dụng truy xuất nguồn gốc, công nghệ chống hàng giả và công cụ quản lý doanh nghiệp hướng tới chăm sóc trực tiếp người tiêu dùng bằng một giải pháp thông minh sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ hiệu quả hơn tài sản trí tuệ của mình. Với việc đầu tư nghiên cứu giải pháp truy xuất nguồn gốc CheckVN trong nhiều năm, IDE đã hoàn thiện nền tảng (platform) cho phép kết nối thông tin theo chiều sâu của từng chuỗi, kết nối rộng theo từng ngành, từng địa phương tạo nên các khối thông tin sâu rộng. Công nghệ CheckVN còn cho phép xác thực lại thông tin truy xuất có chính xác hay không bằng cơ chế khóa linh hoạt cộng với các thuật toán bảo mật đã được bảo hộ độc quyền về sở hữu trí tuệ; thiết lập một phương thức quản trị sản xuất 4.0 bằng việc số hóa tới từng sản phẩm hàng hóa, cập nhật nhật ký sản xuất, minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử tại Việt Nam.

Hệ thống truy xuất CheckVN này đã được Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập hội đồng đánh giá là công nghệ đảm đảo về tính sáng chế, tin cậy về mặt xác thực, phát hiện hàng giả và đặc biệt có thể ứng dụng trên diện rộng.

Việc ứng dụng công nghệ trong phát triển thương hiệu và truy xuất nguồn gốc để quản lý và phát triển các sản phẩm nông sản đặc thù được bảo hộ sở hữu trí tuệ được đánh giá có thể thắt chặt mối liên kết, tương tác đa chiều giữa 4 “nhà”: Nhà quản lý – Doanh nghiệp – Người sản xuất – Người tiêu thụ. Qua đó, giúp nâng tầm vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương.

Nguồn bài viết: Xem chi tiết tại đây

Chia sẻ bài viết

Phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản
Đông Anh (Hà Nội): Sản phẩm OCOP – Nâng tầm vị thế nông sản địa phương

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan